Lĩnh vực dịch vụ kiểm định
Chi phí kiểm định kỹ thuật an toàn các thiết bị là bao nhiêu?
Trả lời:
Giá tối thiểu đối với dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đã được quy định tại Thông tư 73/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính. Tùy từng loại thiết bị sẽ được quy định tại một mức giá riêng phù hợp.
Các máy móc thiết bị không nằm trong danh mục quy định tại Thông tư 53/2016/TT-BLĐTBXH có cần phải kiểm định không?
Trả lời:
Các thiết bị, máy móc nằm ngoài danh mục không bắt buộc phải kiểm định. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể chủ động tiến hành kiểm định chất lượng theo yêu cầu hoặc thử nghiệm theo tiêu chuẩn để tự khẳng định chất lượng sản phẩm, phục vụ mục đích thương mại và nâng cao hình ảnh thương hiệu. Hãy liên hệ với Opa Vietnam để được hỗ trợ.
Các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động nhập khẩu có chứng chỉ hợp quy có cần kiểm định không?
Trả lời:
Theo quy định hiện hành, hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn là một hoạt động độc lập với chứng nhận hợp quy. Do vậy, nếu đã có chứng chỉ hợp quy, doanh nghiệp vẫn cần hoạt động kiểm định trước khi đưa vào sử dụng.
Kiểm định kỹ thuật an toàn có bắt buộc với tất cả các đơn vị kinh doanh, tổ chức có kinh doanh và sử dụng thiết bị điện không?
Trả lời:
Kể từ ngày 06/01/2017, tất cả các cá nhân, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp có kinh doanh và sử dụng kiểm định thiết bị điện và các dụng cụ điện bắt buộc phải kiểm định an toàn kỹ thuật theo quy định tại Thông tư số 33/2015/TT-BCT của Bộ Công Thương. Việc kiểm định không chỉ đảm bảo an toàn cho người sử dụng, phòng tránh cháy nổ và an toàn lao động mà còn giúp tổ chức, doanh nghiệp nâng cao hình ảnh thương hiệu, giảm thiểu các chi phí liên quan.
Chu kỳ kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện được quy định như thế nào?
Trả lời:
Sau lần kiểm định đầu tiên (được thực hiện trước khi đưa vào sử dụng các thiết bị, dụng cụ điện), các lầm kiểm định kế tiếp được thực hiện định kỳ:
- Không quá 12 tháng đối với thiết bị phòng nổ (MBA, ĐCĐ, thiết bị phân phối/ đóng cắt, thiết bị điều khiển, MF, Rơ le dòng rò, cáp điện và đèn chiếu sáng) trong môi trường nguy hiểm về khí cháy và bụi nổ;
- Không quá 36 tháng đối với thiết bị điện áp từ 1000V trở lên (chống sét van, MBA, MC, cáp điện, cầu dao cách ly/ tiếp địa và sào cách điện);
- Các thiết bị điện trong dây chuyền đang vận hành không thể tách rời để kiểm định riêng lẻ thì thực hiện theo chu kỳ đại tu dây chuyền thiết bị.
Ngoài ra, các thiết bị và dụng cụ điện sẽ được kiểm định bất thường khi có yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc khi đã khắc phục xong sự cố hoặc theo nhu cầu của tổ chức/ cá nhân sử dụng thiết bị, dụng cụ điện.
Kiểm định và hiệu chuẩn có gì khác nhau?
Trả lời:
Về mặt bản chất kỹ thuật, kiểm định và hiệu chuẩn giống như nhau: đó là việc so sánh phương tiện đo với chuẩn để đánh giá sai số và các đặc trưng kỹ thuật, đo lường khác của nó. Khác nhau là kiểm định theo yêu cầu của pháp lý, bắt buộc trong khi hiệu chuẩn là tự nguyện.
Kiểm định là việc xác định, xem xét sự phù hợp của phương tiện đo so với yêu cầu pháp lý hay không. Kiểm định mang tính chất bắt buộc đối với các phương tiện đo có trong “Danh mục các thiết bị bắt buộc kiểm định” theo Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN.
Hiệu chuẩn giúp xác định mức độ lệch với chuẩn đo lường để doanh nghiệp hiệu chỉnh kết quả đo trong quá trình sử dụng.
Các thiết bị y tế có cần kiểm định định kỳ không?
Trả lời:
Các thiết bị y tế theo quy định phải được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng, kiểm định định kỳ. Tùy vào từng thiết bị y tế mà chu kỳ kiểm định có thể từ 1 đến 2 năm hoặc kiểm định bất thường sau sửa chữa.
Doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì trước khi tiến hành kiểm định thiết bị?
Trả lời:
Để công tác kiểm định được thực hiện một cách thuận lợi, doanh nghiệp cần chuẩn bị tất cả những giấy tờ, hồ sơ cần thiết liên quan đến nguồn gốc xuất xứ cũng như các thông số kỹ thuật của thiết bị và chuyển cho chuyên gia kiểm định của Opa Vietnam nghiên cứu, xem xét trước khi tiến hành kiểm định.
Khi nào thì doanh nghiệp cần kiểm định chất lượng? Kiểm định chất lượng có bắt buộc cho tất cả doanh nghiệp nhập khẩu hay không?
Trả lời:
Việc kiểm định chất lượng cho sản phẩm, hàng hóa, máy móc, thiết bị phát sinh từ chính các nhu cầu của doanh nghiệp, chính vì thế, nó không bắt buộc. Bất cứ khi nào doanh nghiệp phát sinh các yêu cầu muốn xác nhận lại vấn đề liên quan đến thông tin, tình trạng, quy cách, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa đều có thể sử dụng dịch vụ kiểm định chất lượng. Hãy liên hệ với Opa Vietnam để được hỗ trợ.