Lĩnh vực dịch vụ chứng nhận
Hệ thống quản lý chất lượng là gì?
Trả lời:
Là một tập hợp các hoạt động của một tổ chức để thiết lập nên chính sách và mục tiêu nhằm nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng và tuân thủ luật định, và tạo ra các quy trình, hướng dẫn, tiêu chuẩn, môi trường,… để đạt được các mục tiêu đó.
Để đạt được chứng nhận, tổ chức sẽ phải trải qua bước nào? Thời gian là bao lâu?
Trả lời:
Trước tiên, cần hiểu biết về bộ tiêu chuẩn ISO 9001 bằng cách thức như: thuê chuyên gia chuyên nghiệp đào tạo nhận thức và phương pháp áp dụng tiêu chuẩn cho cán bộ và nhân viên, từ đó họ sẽ là những người lập kế hoạch, xây dựng, áp dụng và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng cho tổ chức; cách thứ hai thường được sử dụng là thuê một đơn vị tư vấn hoặc một chuyên gia tư vấn độc lập để đào tạo và tư vấn cho suốt quá trình tạo ra hệ thống như trên (cách này chi phí cao hơn nhưng thời gian đánh giá sẽ rút ngắn hơn). Sau khi đã xây dựng hoàn thiện hệ thống, tổ chức liên hệ với tổ chức chứng nhận để tiến hành các thủ tục chứng nhận.
Thời gian cần thiết để đạt được chứng nhận phụ thuộc vào quy mô, trình độ nhân sự và mức độ phức tạp của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Kinh nghiệm cho thấy, đối với tổ chức có quy mô nhỏ, trình độ trung bình và đơn giản cũng cần khoảng thời gian từ 4 đến 6 tháng để có được một hệ thống quản lý chất lượng có hiệu lực.
Những tổ chức, doanh nghiệp nào có thể sở hữu chứng nhận ISO 14001?
Trả lời:
ISO 14001 được áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào, bất kể quy mô, loại hình và tính chất như doanh nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận, bệnh viện,… có mong muốn và cải tiến hệ thống quản lý môi trường của mình vì sự phát triển bền vững.
Áp dụng và chứng nhận hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 mang lại lợi ích gì cho tổ chức?
Trả lời:
Ngoài việc giáo dục, nâng cao nhận thức của cá nhân về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sống của cộng đồng và hệ sinh thái, việc áp dụng chứng nhận ISO 14001 còn giúp tạo môi trường làm việc gọn gàng, sạch sẽ, an toàn và gián tiếp tạo không gian làm việc hiệu quả, giúp tăng năng suất và giảm chi phí sử dụng năng lượng.
Những doanh nghiệp nào nên sở hữu chứng nhận OHSAS 18001?
Trả lời:
OHSAS 18001 có thể áp dụng cho một doanh nghiệp bất kỳ muốn duy trì sức khỏe nghề nghiệp và có được hiệu quả trong việc quản lý và giảm bớt tai nạn ở nơi làm việc cho nhân viên, không giới hạn ở một ngành nghề hay lĩnh vực nhất định nào.
Những khó khăn thường gặp trong quá trình triển khai một dự án OHSAS 18001 là gì?
Trả lời:
Theo kinh nghiệm của các đơn vị đã thực hiện OHSAS 18001, các khó khăn trong quá trình triển khai dự án thường xuất phát từ sự thiếu quan tâm của lãnh đạo cao nhất, thiếu đào tạo về an toàn sức khỏe nghề nghiệp cho những người liên quan, thiếu việc hoạch định một cách chi tiết các bước triển khai, thiếu sự phân công trách nhiệm rõ ràng trong nhóm dự án dẫn đến việc phối hợp không ăn ý. Opa Vietnam cung cấp khóa đào tạo về OHSAS 18001 kéo dài từ 3-5 ngày tại công ty quý khách hàng hoặc tại văn phòng đào tạo của Opa Vietnam.
Những doanh nghiệp nào nên sở hữu chứng nhận ISO 22000?
Trả lời:
- Các nông trại, ngư trường và trang trại sữa.
- Các nhà chế biến thịt, cá và thức ăn chăn nuôi, các nhà sản xuất bánh mì, ngũ cốc, thức uống, thực phẩm đông lạnh hoặc đóng hộp.
- Các nhà cũng cấp dịch vụ thực phẩm như nhà hàng, hệ thống cung cấp thức ăn nhanh, các bệnh viện và khách sạn và những nhà bán thực phẩm lưu động.
- Các dịch vụ hỗ trợ bao gồm lưu trữ, phân phối thực phẩm và cung cấp thiết bị chế biến thực phẩm, phụ gia, nguyên vật liệu, dịch vụ dọn dẹp, vệ sinh và đóng gói.
Tóm lại, một phần hoặc toàn bộ các yêu cầu của ISO 22000 sẽ áp dụng cho bất kỳ sản phẩm nào tiếp xúc với ngành thực phẩm hoặc chuỗi thực phẩm.
Opacontrol có thể hướng dẫn lựa chọn tiêu chuẩn liên quan và chứng nhận hợp chuẩn cho các sản phẩm ở lĩnh vực nào?
Trả lời:
Với đội ngũ chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm, Opacontrol có thể hướng dẫn lựa chọn tiêu chuẩn quốc gia/ quốc tế liên quan và đánh giá, chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn ở hầu hết các lĩnh vực.
Ở một số lĩnh vực mới, Opacontrol phối hợp với các đối tác có năng lực hoặc được chỉ định thực hiện để hỗ trợ khách hàng một cách tối đa nhất.
Sản phẩm giấy ăn, khăn giấy nhập khẩu có cần chứng nhận hợp quy không?
Trả lời:
Theo Thông tư số 36/2015/TT-BCT, không chỉ các cơ sở sản xuất, gia công, phân phối trong nước mà cả các doanh nghiệp nhập khẩu khăn giấy, giấy vệ sinh và giấy tissue tiêu thụ trên thị trường Việt Nam đều bắt buộc phải chứng nhận hợp quy cho lô sản phẩm giấy phù hợp với QCVN 09:2015/BCT.
Hiện tại, Opa Vietnam có thể thực hiện chứng nhận hợp quy cho cả sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu.
Doanh nghiệp đã thực hiện chứng nhận hợp chuẩn cho sản phẩm khăn giấy và giấy vệ sinh có cần thực hiện chứng nhận hợp quy hay không?
Trả lời:
Chứng nhận hợp chuẩn là hoạt động tự nguyện của doanh nghiệp để chứng minh sản phẩm phù hợp với một tiêu chuẩn nào đó. Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 09:2015/BCT đưa ra các yêu cầu hoàn toàn khác với các tiêu chuẩn cho sản phẩm giấy và việc chứng nhận hợp quy là bắt buộc theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BCT của Bộ Công Thương. Do vậy, doanh nghiệp vẫn phải thực hiện chứng nhận và công bố hợp quy cho sản phẩm của mình.
Hoạt động Chứng nhận hợp quy máy móc thiết bị và hoạt động Kiểm định máy móc thiết bị có giống nhau không?
Trả lời:
Đây là hai hoạt động bắt buộc cần phải thực hiện theo quy định của Nhà nước, tuy nhiên mỗi hoạt động chứng nhận hợp quy và kiểm định máy móc thiết bị lại có căn cứ pháp lý khác nhau và cách thức thực hiện cũng khác nhau. Hiện tại, Opa Vietnam có thể thực hiện đồng thời hai hoạt động này nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu nhất
Những mặt hàng Vật liệu xây dựng nào cần phải chứng nhận hợp quy?
Trả lời:
Theo quy định tại QCVN 16:2017/BXD, hiện tại có 6 nhóm Vật liệu xây dựng cần thực hiện chứng nhận hợp quy, bao gồm:
- Nhóm sản phẩm xi măng, phụ gia cho xi măng và bê tông;
- Nhóm sản phẩm kính xây dựng;
- Nhóm sản phẩm gạch, đá ốp lát;
- Nhóm sản phẩm cát xây dựng;
- Nhóm sản phẩm vật liệu xây;
- Nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng khác.
Với những sản phẩm ngoài quy chuẩn, doanh nghiệp có cách nào để nâng cao thương hiệu, khẳng định chất lượng với người tiêu dùng?
Trả lời:
Doanh nghiệp có thể chứng nhận hợp chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn nước ngoài và tiêu chuẩn quốc tế để tự khẳng định chất lượng sản phẩm và thương hiệu của mình với người tiêu dùng. Opa Vietnam có thể giúp xác định loại tiêu chuẩn nào có hiệu lực phù hợp với sản phẩm của Quý doanh nghiệp.
Quy trình công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi như thế nào?
Trả lời:
Quy trình và hồ sơ công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi được chi tiết hóa trong điều 23, 24, 25 chương III Thông tư số 55/2012/TT-BNNVPTNT. Khi chọn hợp tác cùng Opa Vietnam, Quý công ty sẽ được tư vấn miễn phí hoạt động này.
Ngoài quy định chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục nào để có thể lưu thông sản phẩm trên thị trường?
Trả lời:
Bên cạnh hoạt động chứng nhận và công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm này cần thực hiện công bố hợp quy về điều kiện sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi thương mại và đăng ký vào danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu thông trên thị trường. Opa Vietnam có thể hỗ trợ hướng dẫn hồ sơ công bố hợp quy và thủ tục đăng ký vào danh mục cho doanh nghiệp; thử nghiệm các chỉ tiêu dinh dưỡng của sản phẩm phục vụ cho việc đăng ký vào danh mục nêu trên.
Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2007 và hệ thống HACCP có tương đồng với nhau không? Doanh nghiệp đã áp dụng HACCP có nên chuyển đổi sang ISO 22000:2007?
Trả lời:
ISO 22000:2007 | HACCP | |
Giống | – Giúp doanh nghiệp chế biến, sản xuất thực phẩm kiểm soát được các mối nguy từ khâu nuôi trồng ban đầu đến tay người tiêu dùng nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm.
– Đều phải thực hiện 7 nguyên tắc do Ủy ban CODEX đưa ra để kiểm soát các mối nguy hiểm trong quá trình sản xuất thực phẩm. – Phải xây dựng một hệ thống kiểm soát tài liệu, hồ sơ các quá trình… – Áp dụng đối với tất cả các doanh nghiệp năm trong chuỗi cung cấp thực phẩm. |
|
Khác | – Quy định về các yêu cầu hệ thống quản lý với cấu trúc và nội dung tương tự ISO 9001.
– Do tổ chức ISO ban hành. |
– ISO 22000 đã bao hàm các yêu cầu của HACCP, có một vài khác biệt nhỏ. HACCP tập trung chủ yếu vào 7 bước và 12 nguyên tắc.
– Được hình thành bởi công ty Pillsbury. |
Việc lựa chọn áp dụng HACCP hay ISO 22000 tùy thuộc vào nhu cầu của nhà chế biến, kinh doanh thực phẩm, thông thường được xuất phát từ khách hàng mua sản phẩm. Một doanh nghiệp đã áp dụng HACCP và ISO 9001 thì việc chuyển đổi sang ISO 22000 là đã khá thuận lợi vì đã có kinh nghiệm về hệ thống quản lý và kiểm soát mối nguy.