Than cốc là gì?
Than cốc là một loại nhiên liệu xám, cứng và xốp có hàm lượng cacbon cao và ít tạp chất, được tạo ra bằng cách nung nóng than mỡ hoặc dầu trong môi trường yếm khí – một quá trình chưng cất phá hủy. Nó là một sản phẩm công nghiệp quan trọng, được sử dụng chủ yếu trong nấu luyện quặng sắt, nhưng cũng là một loại nhiên liệu trong bếp lò và lò rèn khi ô nhiễm không khí là một mối lo ngại.
Thuật ngữ “than cốc” khi không nói rõ ràng thường được dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ than bitum có hàm lượng tro và lưu huỳnh thấp bằng một quá trình gọi là luyện cốc. Một sản phẩm tương tự được gọi là than cốc dầu mỏ, hay petcoke, được lấy từ dầu thô trong các nhà máy lọc dầu. Than cốc cũng có thể được hình thành tự nhiên bởi các quá trình địa chất. Opacontrol cung cấp dịch vụ thử nghiệm than cốc cho khách hàng trên toàn quốc.
>> Tham khảo:
Than cốc
Quá trình luyện than cốc
Luyện cốc là quá trình nung than trong điều kiện không có không khí (oxy) đến nhiệt độ trên 600 °C, loại bỏ các thành phần dễ bay hơi của than thô, để lại một vật liệu xốp cứng, mạnh, có hàm lượng carbon cao, được gọi là than cốc. Than cốc gần như hoàn toàn là hidrocacbon. Độ xốp làm cho nó có diện tích bề mặt lớn, làm cho nó cháy nhanh hơn (cũng như một tờ giấy so với một khúc gỗ). Khi một kilôgam than được đốt, nó giải phóng nhiều nhiệt hơn một kilogam than thô ban đầu.
Than cốc đủ mạnh để được sử dụng làm nhiên liệu trong lò cao. Trong một quá trình liên tục, than cốc, quặng sắt và đá vôi được trộn với nhau, và đưa vào từ phía trên cùng của lò cao, và ở đáy là sắt nóng chảy và xỉ lò, được loại bỏ. Các nguyên liệu liên tục di chuyển xuống lò cao. Trong quá trình liên tục này, nhiều nguyên liệu thô được đặt lên trên và than cốc phải chịu được trọng lượng ngày càng tăng của các nguyên liệu thô bên trên nó. Do khả năng chịu được lực nghiền, tỏa ra năng lượng cao và đốt cháy nhanh, làm cho than cốc trở nên lý tưởng để sử dụng trong lò cao.
Luyện than cốc
Các chỉ tiêu thử nghiệm than cốc
Dịch vụ thí nghiệm than cốc nói riêng hay thí nghiệm than nói chung tại Opacontrol là một trong những lĩnh vực được chú trọng. Đây là sản phẩm được rất nhiều đơn vị sản xuất than tìm đến chứng nhận và thử nghiệm. Khách hàng muốn thử nghiệm than cốc với một hay nhiều chỉ tiêu dưới đây cùng lúc Opacontrol đều có thể đáp ứng.
1. Xác định chỉ số khả năng phản ứng cốc (CRI) và độ bền sau phản ứng (CSR) theo ISO 556, TCVN 5226
Biểu đồ mối quan hệ của CRI và CSR
Cốc cục (có cỡ hạt > 20 mm) thường được xác định khả năng phản ứng với khí carbon dioxide ở nhiệt độ cao (coke reactivity index (CRI)) và độ bền cốc sau phản ứng (coke strength after reaction (CSR).
CRI là phần trăm hao hụt khối lượng của cốc sau khi phản ứng với carbon dioxide để tạo thành carbon monoxide trong các điều kiện đã quy định trong tiêu chuẩn phương pháp thử nghiệm than cốc.
CSR là độ bền của cốc sau phản ứng với carbon dioxide trong phép thử CRI, tính bằng phần trăm phần còn lại trên sàng 10,0 mm hoặc 9,5 mm sau khi thử tang quay ở các điều kiện đã quy định trong tiêu chuẩn phương pháp thử.
Phần mẫu thử của mẫu cốc đã sấy sơ bộ có dải kích cỡ từ 19,0 mm đến 22,4 mm được nung trong bình phản ứng đến 1100°C trong môi trường nitơ. Đối với phép thử, môi trường thay đổi thành carbon dioxide đúng 2 h. Sau phép thử, bình phản ứng được làm nguội xuống đến khoảng 50°C trong môi trường nitơ. Sự so sánh khối lượng mẫu trước và sau khi phản ứng xác định chỉ số phản ứng của cốc (CRI).
Cốc đã phản ứng được thử nghiệm trong tang quay có thiết kế chuyên dùng với tốc độ 600 vòng trong 30 min. Giá trị độ bền của cốc sau phản ứng (CSR) được xác định bằng cách sàng và cân lượng cốc lọt qua sàng 10,0 mm hoặc 9,5 mm.
Các phép thử cơ tính gồm Chỉ số trương nở tự do FSI-free-swelling index, khả năng chịu nghiền, các tính chất hóa dẻo của than và tro than. Một số phép thử đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt về điều kiện nhiệt độ, cỡ hạt, thời gian hay tốc độ gia nhiệt.
2. Xác định độ bền cơ, chỉ số M10, M20, M40 theo TCVN 9814, ISO 18894
Chỉ tiêu đối với các loại than cốc từ một nhà cung cấp từ Ấn Độ.
Mẫu cốc có cỡ hạt lớn hơn 20 mm đã biết trước phân bố cấp hạt được đưa vào tang quay để chịu tác dụng của lực cơ. Mức độ vỡ vụn của than cốc được đánh giá bằng quá trình sàng và phân tích sàng sau 100 hoặc 500 vòng quay của tang (phương pháp Micum).
Tại sao nên thử nghiệm than cốc tại Opacontrol
- Trang thiết bị hiện đại: Trung tâm thí nghiệm kiểm định chất lượng Opacontrol được đầu tư phòng thử nghiệm với máy móc thiết bị hiện đại, chuyên sâu về vật liệu xây dựng, đảm bảo tính chính xác, trung thực của kết quả thử nghiệm.
- Đội ngũ chuyên nghiệp: Đội ngũ kỹ thuật viên, thử nghiệm viên trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động thử nghiệm và chứng nhận vật liệu xây dựng.
- Tận tâm với khách hàng: OPACONTROL có thể hỗ trợ và hướng dẫn doanh nghiệp đạt được chứng nhận theo các tiêu chuẩn sản phẩm bằng năng lực của tổ chức chứng nhận nhiều năm kinh nghiệm và đầy đủ năng lực pháp lý.
- Tiết kiệm: Thủ tục và chi phí rõ ràng, hợp lý đáp ứng toàn diện mọi yêu cầu của khách hàng, đem đến giá trị thực cho các doanh nghiệp hợp tác.
Để được tư vấn và kiểm tra chất lượng một cách tốt nhất hãy liên hệ với chúng tôi công ty TNHH Chứng Nhận Và Kiểm Định Chất Lượng Opacontrol
CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG OPACONTROL
Website: https://opacontrol.vn/
Email: opa@opacontrol.vn
Facebook: https://www.facebook.com/opacontrol
SĐT: 024.22061628 – 19000206 – 1800.646480