Giới thiệu hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001

Chứng nhận ISO 9001

1. Tiêu chuẩn ISO 9001 là gì?

ISO 9001 là chứng nhận tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng được áp dụng cho tất cả các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở hoạt động ở tất cả các lĩnh vực từ đơn vị sản xuất, kinh doanh dịch vụ cho tới hành chính công…

Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 là chứng nhận tiêu chuẩn nêu ra các yếu tố có tính bao quát đầy đủ đối với hệ thống quản lý chất lượng, chỉ dùng để chuẩn hóa hoạt động quản lý chất lượng trong nội bộ tổ chức, hoặc sử dụng nhằm mục đích chứng nhận hoặc phục vụ ký kết hợp đồng.

2. Tính chất của chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001

Mục đích: Để cung cấp cơ sở công bằng cho đánh giá năng lực của các tổ chức trong việc đáp ứng/ thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng và luật định thích hợp.

Nội dung: Tiêu chuẩn ISO 9001 này là một tiêu chuẩn đánh giá có tính quy tắc được sử dụng để có được một sự đảm bảo về chất lượng.

Phạm vi: Xác định các yêu cầu của một hệ thống quản lý chất lượng, mục đích của tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 là để cho phép tổ chức liên tục thỏa mãn các khách hàng của họ.

Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001: Áp dụng cho mọi tổ chức cần chứng tỏ khả năng cung cấp sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và luật định nhằm mục tiêu nâng cao sự hài lòng của khách hàng. (Chứng nhận ISO 9001 áp dụng cho mọi loại hình tổ chức, không giới hạn về quy mô, trình độ cũng như lĩnh vực hoạt động).

Chú ý: Nếu nhà sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn ISO 9001 thì chỉ có sản phẩm phù hợp được tạo ra. Điều này làm giảm sự cần thiết phải kiểm tra xác nhận sản phẩm của khách hàng khi tiếp nhận. Tuy nhiên, ISO 9001 không nói rõ tất cả mọi thứ mà một tổ chức cần phải làm để thỏa mãn khách hàng. Sự tương tác qua lại của con người sẽ gây ảnh hưởng đến việc theo đuổi chất lượng.

3. Quá trình hình thành tiêu chuẩn ISO 9001 – chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng

Tiêu chuẩn ISO 9001 – chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng được hình thành từ thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai ở các nước công nghiệp phát triển, các tiêu chuẩn quản lý chất lượng đã được Ban kỹ thuật ISO (TC) 176, quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng, của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) lần đầu nghiên cứu, kế thừa và ban hành dưới tên ISO 8042 (năm 1986), trong đó đã chuẩn hóa các thuật ngữ quản lý chất lượng. Sau đó vào năm 1987, các tiêu chuẩn ISO 9001ISO 9002 và ISO 9003 đã ra đời, bao trùm các phạm vi hoạt động từ chức năng R&D đến chức năng dịch vụ và bảo trì. Bộ tiêu chuẩn được hoàn thiện bởi tiêu chuẩn ISO 9004 – hướng dẫn cải tiến hệ thống quản lý chất lượng.

Năm 2000, bộ tiêu chuẩn được sửa đổi có tính cách mạng, trong đó ba tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 9002 và ISO 9003 được gộp làm một và mang tên ISO 9001. Sau đó chỉ có hai tiêu chuẩn tiếp tục được sửa đổi cho đến năm 2009, đó là:

  • Năm 2008: ISO 9001:2008 – phiên bản thứ 4 (ISO);
  • Năm 2009: ISO 9004:2009 – Quản lý để tổ chức thành công bền vững – Phương pháp quản lý chất lượng. Phiên bản thứ 4 (ISO);
  • Năm 2015: ISO 9001:2015 – Chứng nhận hệ thống quản lý.

Chỉ có tiêu chuẩn ISO 9001 được sử dụng cho chứng nhận phục vụ hoạt động sản xuất và kinh doanh thương mại.

4. Quy trình cấp chứng nhận ISO 9001 tại Opacontrol

Quy trình dịch vụ chứng nhận ISO 9001 của Opacontrol sẽ giúp khách hàng thuận tiện hơn trong các bước thực hiện chứng nhận hệ thống quản lý.

Bước 1: Thu thập thông tin (xác định phạm vi chứng nhận);

Bước 2: Đánh giá thử (nếu cần): Đánh giá sơ bộ để xác định mức độ đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn;

Bước 3: Đánh giá chính thức (02 giai đoạn):

  • Giai đoạn 1: Đánh giá tài liệu, hồ sơ và/hoặc tại hiện trường để xác định sự sẵn sàng của hệ thống;
  • Giai đoạn 2: Đánh giá tại hiện trường các yếu tố theo yêu cầu của tiêu chuẩn.

Bước 4: Thực hiện hành động khắc phục (nếu có), cấp giấy chứng nhận có giá trị 03 năm trên cơ sở được giám sát hàng năm;

Bước 5: Đánh giá giám sát hàng năm nhằm đảm bảo hệ thống quản lý tiếp tục được duy trì và cải tiến hiệu lực và hiệu quả;

Bước 6: Sau 03 năm, tiến hành tái đánh giá để xác nhận sự phù hợp và hiệu lực, hiệu quả của hệ thống.

Lợi ích khi sử dụng dịch vụ

Lợi ích chứng nhận ISO 9001 mang lại cho doanh nghiệp:

Giúp doanh nghiệp củng cố và nâng cao được hình ảnh, uy tín của mình đối với khách hàng và đối tác

So sánh giữa doanh nghiệp đã được cấp chứng nhận ISO 9001 với doanh nghiệp chưa được cấp thì khách hàng có xu hướng lựa chọn đơn vị đã áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001. Vì trong nhận thức của họ, một doanh nghiệp được chứng nhận ISO 9001 có phong cách làm việc chuyên nghiệp, đồng thời đảm bảo được những sản phẩm và dịch vụ mà họ cung cấp đều có chất lượng tốt.

Giúp lãnh đạo quản lý hoạt động của doanh nghiệp khoa học và hiệu quả hơn

Khi áp dụng ISO 9001, ban Giám đốc sẽ quản lý dễ dàng hơn bởi mọi thứ đã được vận hành theo một quy trình khoa học và hiệu quả. Đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp từ đó sẽ có thêm nhiều thời gian để tìm hiểu về thị trường, xây dựng các mối quan hệ trong kinh doanh với các doanh nhân khác trong cộng đồng.

Cải thiện hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận nhờ sử dụng hợp lý các nguồn lực, tiết kiệm chi phí và cải tiến liên tục

Người lao động không ngừng nỗ lực làm việc và cải thiện hiệu quả công việc để đáp ứng các mục tiêu đã đề ra khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 cho các tổ chức, doanh nghiệp.

Nâng cao năng suất, sản phẩm có chất lượng ổn định hơn  

Áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 giúp công việc được kiểm soát và quản lý chặt chẽ, năng lực của nhân viên đồng đều và được cải thiện lên, do đó năng suất và chất lượng sản phẩm ổn định và nâng cao

Giảm phế phẩm, giảm chi phí và giá thành sản phẩm

Việc ban hành những quy trình hướng dẫn công việc cụ thể, tất cả các nhân viên có liên quan đều phải đọc và làm theo đúng quy trình, hướng dẫn công việc đó, đặc biệt là trong công việc có độ phức tạp cao và đòi hỏi sự kết hợp làm việc của các phòng ban với nhau. Do đó, công việc sẽ có tính chuẩn hóa cao và tránh được những sai sót chủ quan lẫn khách quan.

Thỏa mãn nhu cầu chất lượng ngày càng cao của khách hàng

Yếu tố quan trọng làm thỏa mãn khách hàng là mỗi doanh nghiệp nên hạn chế ở mức tối đa những sai sót công việc thì ISO 9001 sẽ giúp bạn giải quyết triệt để vấn đề này. Các tổ chức và doanh nghiệp đã áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 thường sẽ giải quyết công việc một cách trơn tru, ít lỗi phát sinh hơn so với các doanh nghiệp chưa áp dụng ISO 9001.

Xây dựng thương hiệu bền vững do đáp ứng được yêu cầu của ngành và nhà nước về quản lý chất lượng

Áp dụng chứng nhận ISO 9001 giúp khách hàng và đối tác tin tưởng về sản phẩm cũng như dịch vụ của doanh nghiệp hơn.

Tăng cơ hội quảng cáo, quảng bá sản phẩm và doanh nghiệp

Dễ dàng hơn khi chào hàng với những khách hàng lớn khi nhắc đến chứng nhận ISO 9001 vì những khách hàng này thường có xu hướng muốn làm việc với những nhà cung cấp đã áp dụng và được chứng nhận ISO 9001. Có cơ hội xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài vì hầu hết mọi công ty châu Âu và châu Mỹ đều chỉ mua hàng của các nhà cung cấp đã được chứng nhận ISO 9001.

Dấu chứng nhận ISO 9001 của Opacontrol

Tại sao lựa chọn tổ chức chứng nhận Opacontrol?

Được thừa nhận: Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 của Opacontrol được công nhận bởi tổ chức công nhận quốc gia và được thừa nhận trên phạm vi toàn thế giới, từ đó giúp doanh nghiệp sử dụng chứng chỉ cho mục đích quảng bá và kí kết hợp đồng ở cả thị trường trong nước và quốc tế;

Opacontrol bảo đảm thời gian thực hiện đánh giá và cấp chứng nhận nhanh gọn trên cơ sở đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực của ISO/IEC;

Quý khách hàng sẽ được hưởng một mức chi phí hợp lý khi làm việc với Opacontrol cùng sự hỗ trợ tận tình từ đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, khách quan và giàu kinh nghiệm.

Để biết thêm thông tin chi tiết về các dịch vụ chứng nhận, kiểm định vui lòng liên hệ với chúng tôi 

Tham khảo thêm:

Hệ thống quản lý môi trường Iso 14001

Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp

CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG OPACONTROL

Website: https://opacontrol.vn/

Email: opa@opacontrol.vn

Facebook: https://www.facebook.com/opacontrol

SĐT: 024.22061628 – 19000206 – 1800.646480

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *