Chứng nhận hợp quy gạch – đá ốp lát

Chứng nhận hợp quy gạch, đá ốp lát là gì?

Để đánh giá được chất lượng của sản phẩm gạch, đá ốp lát cũng như giúp các công ty, doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu khẳng định được chất lượng sản phẩm của mình. Bộ Xây dựng đã ban hành QCVN 16:2023/BXD trong đó quy định các tổ chức, cá nhân sản xuất trong nước hay nhập khẩu trước khi đưa sản phẩm ra thị trường đều phải chứng nhận hợp quy gạch, đá ốp lát.

Chứng nhận hợp quy gạch, đá ốp lát là hoạt động đánh giá và xác nhận chất lượng sản phẩm gạch, đá ốp lát phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2023/BXD, nhằm đảm bảo chất lượng đối với sản phẩm gạch, đá ốp lát, vật liệu xây dựng sản xuất trong nước hay nhập khẩu tiêu thụ trên thị trường.

Danh mục gạch, đá ốp lát cần chứng nhận hợp quy

Gạch, đá ốp lát là những sản phẩm gạch, đá dạng tấm dùng để ốp, lát cho các công trình xây dựng. Các sản phẩm này có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo.

  • Gạch gốm ốp lát ép bán khô: được tạo hình bằng phương pháp ép bán khô hỗn hợp bột mịn trong khuôn ở áp lực cao. Gạch có dạng tấm mỏng hình vuông hoặc hình chữ nhật, bề mặt có thể tráng men hoặc không.
  • Gạch gốm ốp lát đùn dẻo: được tạo hình bằng phương pháp ép dẻo qua máy đùn và cắt theo kích thước nhất định. Bề mặt của gạch có thể nhẵn, mài bóng hoặc trang trí hoa văn.
  • Đá ốp lát tự nhiên: sản phẩm hoàn toàn từ tự nhiên, khai thác từ các mỏ nằm dưới lòng đất bằng các công nghệ hiện đại. có 3 loại đá ốp lát tự nhiên phổ biến đó là đá Granite, đá Marble và đá Trầm tích
  • Đá ốp lát nhân tạo trên cơ sở chất kết dính hữu cơ: được chế tạo từ cốt liệu đá tự nhiên, nhân tạo, chất kết dính hữu cơ, phụ gia và bột màu. Tạo hình bằng phương pháp ép rung, hút chân không sau đó gia nhiệt.

Đối tượng phải chứng nhận hợp quy gạch, đá ốp lát theo QCVN 16:2023/BXD?

  • Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sản xuất trong nước, nhập khẩu, kinh doanh, lưu thông gạch, đá ốp lát trên thị trường và sử dụng vào các công trình xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam;
  • Không áp dụng cho gạch, đá ốp lát nhập khẩu dưới dạng mẫu thử, hàng mẫu, hàng trưng bày triển lãm hội chợ; hàng hóa tạm nhập tái xuất, hàng hóa quá cảnh.

Tiêu chuẩn Việt Nam về gạch, đá ốp lát

  • TCVN 7483:2005: Gạch gốm ốp lát đùn dẻo – Yêu cầu kỹ thuật.
  • TCVN 7745:2007: Gạch gốm ốp lát ép bán khô – Yêu cầu kỹ thuật.
  • TCVN 4732:2016: Đá ốp lát tự nhiên.
  • TCVN 8057:2009: Đá ốp lát nhân tạo trên cơ sở chất kết dính hữu cơ.

Gạch gốm ốp lát ép bán khô

  • TCVN 6415-4:2016: Độ bền uốn.
  • TCVN 6415-3:2016: Độ hút nước.
  • TCVN 6415-6:2016: Độ chịu mài mòn sâu (đối với gạch không phủ men).
  • TCVN 6415-7:2016: Độ chịu mài mòn bề mặt (đối với gạch phủ men).
  • TCVN 6415-8:2016: Hệ số giãn nở nhiệt dài.
  • TCVN 6415-10:2016: Hệ số giãn nở ẩm.

Gạch gốm ốp lát đùn dẻo

  • TCVN 6415-3:2016: Độ hút nước.
  • TCVN 6415-4:2016: Độ bền uốn.
  • TCVN 6415-6:2016: Độ chịu mài mòn sâu (đối với gạch không phủ men).
  • TCVN 6415-7:2016: Độ chịu mài mòn bề mặt men (đối với gạch phủ men).
  • TCVN 6415-8:2016: Hệ số giãn nở nhiệt dài.
  • TCVN 6415-10:2016: Hệ số giãn nở ẩm.

Đá ốp lát tự nhiên

  • TCVN 4732:2016: Độ chịu mài mòn.
  • TCVN 6415-3:2016: Độ hút nước.
  • TCVN 6415-4:2016: Độ bền uốn.

Lợi ích khi thực hiện đánh giá chứng nhận

  • Đáp ứng điều kiện tiên quyết theo quy định của pháp luật trước khi đưa sản phẩm ra thị trường Việt Nam;
  • Khẳng định với cơ quan nhà nước và người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm của đơn vị mình. Tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp;
  • Giảm rủi ro về pháp lý và các tranh chấp của sản phẩm trên thị trường;
  • Tạo lợi thế để quảng bá sản phẩm.

Quy trình chứng nhận và công bố hợp quy gạch – đá ốp lát

Quy trình chứng nhận: 

  • Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy gạch ốp lát;
  • Bước 2: Sắp xếp thời gian đánh giá;
  • Bước 3: Tiến hành đánh giá và lấy mẫu thử nghiệm;
  • Bước 4: Khắc phục các điểm không phù hợp (nếu có);
  • Bước 5: Cấp chứng nhận hợp quy;
  • Bước 6: Hướng dẫn miễn phí thủ tục công bố hợp quy tại Sở Xây dựng.

Lưu ý: Với các đơn vị sản xuất trong nước thì nên có giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng – ISO 9001

Quy trình công bố hợp quy gạch – đá ốp lát:

Bước 1: Thực hiện chứng nhận hợp quy đá ốp lát và gạch ốp lát.

Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ công bố hợp quy. Hồ sơ công bố hợp quy gạch đá ốp lát gồm có:

  • Giấy chứng nhận hợp quy công chứng
  • Giấy chứng nhận ISO 9001 công chứng
  • Giấy phép kinh doanh công chứng
  • Bản công bố hợp quy
  • Các kết quả thử nghiệm
  • Giấy giới thiệu

Các hồ sơ trên có thể bổ sung hoặc thay đổi tuỳ thuộc vào yêu cầu của Sở Xây dựng.

Bước 3: Nộp hồ sơ công bố hợp quy tại Sở Xây dựng. Sau khi hoàn tất hồ sơ, doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ công bố hợp quy tại Sở Xây dựng

Bước 4: Nhận bản tiếp nhận công bố hợp quy. Sau 5 ngày nộp hồ sơ công bố hợp quy đá ốp lát hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được Sở Xây dựng cấp bản tiếp nhận công bố hợp quy.

Chứng nhận hợp quy gạch – đá ốp lát tại Opacontrol

  • Chi phí thực hiện thấp, công khai với khách hàng mọi chi phí của quá trình chứng nhận.
  • Thời gian thực hiện nhanh, thuận lợi, bảo mật thông tin trong quá trình chứng nhận.
  • Đội ngũ chuyên gia tư vấn, đánh giá có nhiều kinh nghiệm, trình độ chuyên môn sâu và được đào tạo theo chuẩn mực quốc tế.
  • Hỗ trợ miễn phí các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm và giải đáp thắc mắc khi cần.
  • Cung cấp miễn phí các văn bản pháp lý, các tiêu chuẩn, quy chuẩn và các tài liệu kỹ thuật có liên quan.

Để biết thêm thông tin chi tiết về các dịch vụ chứng nhận, kiểm định vui lòng liên hệ với chúng tôi 

Tham khảo:

Chứng nhận hợp quy cát xây dựng

Hợp quy chì trong sơn

Hợp quy kính xây dựng

CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG OPACONTROL

Website: https://opacontrol.vn/

Email: opa@opacontrol.vn

Facebook: https://www.facebook.com/opacontrol

SĐT: 024.22061628 – 19000206 – 1800.646480

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *