QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI TRẠM TRỘN BÊ TÔNG

Tham khảo

Thử nghiệm gạch bê tông

Thử nghiệm thanh nhôm định hình

1. MỘT SỐ QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP CỦA CÁT :

          Mẫu chuẩn 1-2-3 phải được lưu thường trực tại phòng để kiểm tra đối chứng:

          Dựa theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1770:1986 phân mẫu chuẩn 1-2-3 theo bảng sau :

          Mẫu 1: thuộc mức nhóm cát to, hàm lượng bùn, bụi sét < 3%

          Mẫu 2: thuộc mức nhóm cát vừa, hàm lượng bùn, bụi sét < 3%

          Mẫu 3: thuộc mức nhóm cát nhỏ, hàm lượng bùn, bụi sét < 3%

          Trường hợp cát thuộc nhóm Rất nhỏ sẽ bị loại, không được  phép sử dụng.

Bảng 1

Tên các chỉ tiêu Mức theo nhóm cát
To Vừa Nhỏ Rất nhỏ
  1. Mođun độ lớn
  2. Khối lượng thể tích xốp, kg/m3, không nhỏ hơn
  3. Lượng hạt nhỏ hơn 0,14 mm, % khối lượng cát,  không nhỏ hơn
2,5 – 3,3

1400

10

2 – 2,5

1300

10

1 – 2

1200

20

0,7 – 1

1150

35

Bảng 3: Cát dùng cho bê tông phải theo quy định ở bảng 3

Tên các chỉ tiêu Mức theo mác bê tông
< hơn 100 150 – 200 > hơn 200
  1. Sét, á sét, các tạp chất khác dạng cục
  2. Lượng hạt trên 5 mm, tính bằng % khối lượng cát, không lớn hơn
  3. Hàm lượng muối sunfat, sunfit tính ra SO3, % khối lượng cát, không lớn hơn
  4. Hàm lượng mica, % khối lượng cát, không lớn hơn
  5. Hàm lượng bùn, bụi, sét, % khối lượng cát, không lớn hơn
  6. Hàm lượng tạp chất hữu cơ thử theo phương pháp so mẫu của dung dịch trên cát, không sẫm hơn
Không

10

1

1,5

5

mẫu số hai

Không

10

1

1

3

mẫu số hai

Không

10

1

1

3

mẫu chuẩn

Cát đảm bảo chỉ tiêu ở bảng 2 thuộc nhóm to và vừa cho phép sử dụng cho bê tông các tất cả các mác, cát nhỏ dùng cho bê tông mác đến 300, cát rất nhỏ dùng cho bê tông mác dưới 100.

2.   PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA  MỘT SỐ CHỈ TIÊU CỦA CÁT.

2.1 Xác định độ ẩm (TCVN 7572 :2006).

          * Thiết bị: gồm có cân kĩ thuật và tủ sấy.

          * Tiến hành thử:

            – Lấy mẫu với khối lượng của  mỗi mẫu không nhỏ hơn 0,5 kg.

            – Đem cân mẫu có khối lượng m1 (g) với độ chính xác đến 0,1%.

            – Sấy mẫu ở nhiệt độ 105 – 1100C, để nguội đến nhiệt độ phòng rồi đem cân mẫu đã sấy. Tiến hành đến khi mẫu có khối lượng không đổi.

  – Khối lượng mẫu không đổi ký hiệu là m2(g)

          * Kết quả:

            – Độ ẩm (W) của cát được tính theo công thức sau và chính xác đến 0,1%.

                                                                                  W= [(m1-m2)/m2] x 100, %

2.2  Xác định thành phần hạt và môđun độ lớn. (TCVN 7572:2006)

          * Thiết bị: Gồm có cân kỹ thuật, tủ sấy và bộ lưới sàng ( kích thước các mắt sàng là 10; 5; 2,5; 1,25; 0,63; 0,315; 0,14mm)

          *Tiến hành thử:

            – Lấy 2,0 kg cát đem sấy ở nhiệt độ 105 -1100C đến khối lượng không đổi.

            – Sàng mẫu đã sấy qua sàng có kích thước lỗ sàng là 10 và 5mm.

– Cân cân hạt còn lại trên sàng 10 và 5 mm (có khối lượng lần lượt là  M10 và M5, tính bằng g) và tính tỷ lệ phần trăm hạt trên sàng 10 và    5mm (S10 và S5)

                                                                      S10= (M10/ M) x100   và    S5 = (M5/M) x 100 ,%

                      Với M: Khối lượng mẫu thử khi đem sàng , g

– Lấy 1000g cát dưới sàng có kích thước lỗ 5mm để xác định thành phần hạt của cát không sỏi. Cát đem sàng đã được rửa sạch và lượng bụi bẩn được tính vào lượng lọt qua lưới sàng có kích thước lỗ nhỏ nhất và tính vào khối lượng (m) mẫu thử, tính bằng g)

            – Đem sàng mẫu thử đã chuẩn bị qua bộ lưới sàng có kích thước 2,5: 1,25; 0,63; 0,315; 0,14mm và cân khối lượng cát còn lại trên mỗi sàng.

          * Kết quả:

  – Lượng sót sàng riêng (ai) trên sàng có kích thước lỗ sàng i tính bằng công thức sau và chính xác đến 0,1%:

                                                                                              ai = (mi/m) x 100, %   với mi: khối lượng cát trên sàng có kích thước lỗ i, g.

            – Lượng sót tích lũy ai trên sàng có kích thước lỗ sàng i được tính theo công thức sau và chính xác đến 0,1%:

                                                                                              Ai = a2.5 + a1.25 + …+ ai

                        Với a2,5; …ai : lượng sót riêng trên các sàng có kích thước lỗ từ 2,5 đến i, %.

            – Môđun độ lớn của cát (có kích thước hạt ≤ 2,5) (M) tính chính xác đến 0,1 theo công thức:

                                                                                              M = (A2.5 +A1.25+ A0.63 +A0.315 +A0.14)/100

                       Với A2,5 ; A1,25 ; A0,63 ; A0,315 ; A0,14 : lượng sót tích lũy trên các sàng có kích thước lỗ sàng là 2,5 ; 1,25; 0,63 ; 0,315 ; 0,14mm.

2.3  Xác định hàm lượng bụi, bùn , sét bằng cách rửa ( TCVN 7572:2006)

          Lượng bùn, bụi, sét ở đây được qui ước là các hạt có kích thước nhỏ hơn 0,05mm.

          * Thiết bị: gồm có cân kĩ thuật, tủ sấy , bình rửa cát và đồng hồ bấm giây.

          * Mẫu thử:  Lấy cát đã được sấy khô có khối lượng  m = 1000g.

          * Tiến hành thử:

  – Cho mẫu vào bình rửa cát rồi cho nước sạch vào vượt quá mặt trên của cát 200mm. Ngâm cát trong 2h. Khuấy cát nhiều lần. Lần khuấy cuối cùng để yên trong 2 phút rồi đổ nước đục ra chỉ còn để lại cách mặt cát 30mm. Đổ nước sạch vào và tiếp tục rữa cát như vậy cho đến khi nước đổ ra không còn  vẩn đục nữa.

            – Sau khi rửa cát xong, đem sấy khô đến khối lượng không đổi và cân được khối lượng m1(g)

          * Tính kết quả: hàm lượng chung bụi, bùn sét chứa trong cát (Sc) được tính chính xác đến 0,1% và bằng công thức:

                                                                        Sc=[(m-m1)/m1] x 100, %

3. MỘT SỐ QUI ĐỊNH ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP CỦA ĐÁ:

1. Sỏi dăm phải chứa các hạt đập vỡ với số lượng không nhỏ hơn 80% theo khối lượng.

Chú thích : các hạt đập vỡ là hạt mà diện tích mặt vỡ của nó lớn hơn một nửa tổng diện tích bề mặt của hạt vỡ đó

  1. Tùy theo độ lớn của hạt, đá dăm, sỏi và sỏi dăm được phân thành các loại sau :
  • Từ 5 đến 10 mm
  • Từ 10 – 20 mm
  • Từ 20 – 40 mm
  • Lớn hơn 70 mm

Chú thích :

    1. Theo sự thỏa thuận của các bên,  có thể cung cấp đá dăm, sỏi và sỏi dăm có cỡ hạt từ 3 – 10 mm, 10 – 15 mm, 15 – 20 mm, 25 – 40 mm và lớn hơn 70 mm
    2. Theo sự thỏa thuận của các bên, cho phép cung cấp đá dăm, sỏi và sỏi dăm ở dạng hỗn hợp 2 hay nhiều hơn 2 cỡ hạt tiếp giáp nhau.
  1. Thành phần hạt của mỗi cỡ hạt hoặc hỗn hợp vài cỡ hạt phải có đường biểu diễn thành phần hạt nằm trong vùng hình xiên của biểu đồ hình 1

Chú thích : đối với cỡ hạt 5 – 10 mm, cho phép chứa hạt có kích thước dưới 5 mm tới 15%

Hình 1 : Biểu đồ thành phần hạt của đá dăm, sỏi và sỏi dăm

Tùy theo công dụng đá dăm, sỏi và sỏi dăm cần có chỉ tiêu độ bền cơ học sau :

  • Dùng cho bê tông : độ nén đập trong xy lanh
  • Dùng cho xây dựng đường ô tô : độ nén đập trong xy lanh, độ mài mòn trong tang quay
  • Dùng cho lớp đệm của đường sắt : độ chống va đập trên máy thử va đập
  1. Tùy theo độ nén đập trong xy lanh, mác của đá dăm từ đá thiên nhiên được chia thành 8 mác và xác định theo bảng1

Bảng 1

Mác của đá dăm Độ nén đập ở trạng thái bão hòa nước
Đá trầm tích Đá phún xuất xâm nhập và đá biến chất Đá phún xuất phun trào
1400

1200

1000

800

600

400

300

200

Đến 11

từ 11 đến 13

13 – 15

15 – 20

20 – 28

28 – 38

38 – 64

Đến 12

12 – 16

16 – 20

20 – 25

25 – 34

Đến 9

9 – 11

11 – 13

13 – 15

15 – 20

Mác của đá dăm từ đá thiên nhiên xác định theo độ nén đập trong xy lanh (105 N/m2) phải cao hơn mác bê tông

Không dưới 1,5 lần đối với bê tông mác dưới 300

Không dưới 2 lần đối với bê tông mác 300 và trên 300

Đá dăm từ đá phún xuất trong mọi trường hợp phải có mác không nhỏ hơn 800

Đá dăm từ đá biến chất không nhỏ hơn 600

Đá dăm từ đá trầm tích không nhỏ hơn 100

  1. Theo độ mài mòn trong tang quay đá dăm, sỏi và sỏi dăm được chia thành 4 mác, tương ứng với bảng 2

Bảng 2

Mác của đá dăm, sỏi và sỏi dăm Độ mài mòn, %
Đá trầm tích cacbonat Đá phún xuất biến chất và các đá trầm tích khác Sỏi dăm
Mn – I

Mn – II

Mn – III

Mn – IV

Đến 30

30 – 40

40 – 50

50 – 60

Đến 25

25 – 35

35 – 45

45 – 55

Đến 20

20 – 30

30 – 45

45 – 55

  1. Theo độ chống va đập khi thí nghiệm trên máy thử va đập “ H.M “đá dăm, sỏi và sỏi dăm được chia thành 3 mác, tương ứng với bảng 3

Bảng 3

Mác dăm, sỏi và sỏi dăm Độ chống va đập trên máy thử va đập “ H.M “
Vd 40

Vd 50

Vd 75

40 – 49

49 – 74

Từ 75 trở lên

  • Hàm lượng hạt thoi dẹt trong đá dăm, sỏi và sỏi dăm không được vượt quá 35% theo khối lượng ( hạt thoi dẹt là hạt có chiều rộng hay dày nhỏ hơn 1/3 chiều dài )
  • Hàm lượng hạt mềm yếu và phong hóa trong đá dăm, sỏi và sỏi dăm không được lớn hơn 10% theo khối lượng.

Chú thích

    1. Hạt đá dăm mềm yếu là các hạt đá dăm gốc trầm tích hay loại phún xuất có giới hạn bền khi nén ở trạng thái bão hóa nước, nhỏ hơn 200.105N/m2. Đá dăm phong hóa là các hạt đá dăm gốc đá phún xuất có giới hạn bền khi nén ở trạng thái bão hòa nước, nhỏ hơn 800. 105N/mhoặc là các loại đá dăm gốc đá biến chất có giới hạn bền khi nén ở trạng thái bão hòa nước, nhỏ hơn 800. 105N/m2.
    2. Đá dăm mác 300 và 200 cho phép được chứa hạt mềm yếu đến 15% theo khối lượng.
  1. Hàm lượng tạp chất Sunfat và Sunfit ( tính theo SO3) đá dăm, sỏi và sỏi dăm không được lớn hơn 1% theo khối lượng.
  2. Hàm lượng Oxit Silic vô định hình trong đá dăm, sỏi và sỏi dăm dùng làm cốt liệu cho bê tông không được quá 50 milimol/1000 ml NaOH
  3. Hàm lượng hạt sét, bùn, bụi trong đá dăm, sỏi và sỏi dăm xác định bằng cách rửa không được quá trị số ở bảng 4, trong đó cục sét không quá 0,25%. Không cho phép có màng sét bao phủ các hạt đá dăm, sỏi và sỏi dăm và nhưng tạp chất bẩn khác như gỗ mục, lá cây,… lẫn vào.

Bảng 4

Loại cốt liệu Hàm lượng sét, bùn, bụi không lớn hơn, % khối lượng
Bê tông mác dưới 300 Bê tông mác 300 trở lên
Đá dăm từ đá phún xuất và đá biến chất

Đá dăm từ đá trầm tích

2

 

3

1

 

2

4. PHƯƠNG PHÁP THỬ MỘT SỐ CHỈ TIÊU CỦA ĐÁ ( TCVN 7572 – 2006 )

4.1 Xác định thành phần hạt

*  Thiết bị:cân kỹ thuật có độ chính xác 0,01g ; tủ sấy ; bộ sàng tiêu chuẩn có kích thước các lỗ sàng 5 ; 10 ; 20; 40 và 70mm và các tấm tôn có các lỗ có đường kính 90 ; 100 ; 110 ; 120mm.

* Chuẩn bị mẫu: đá được sấy khô và đem để nguội đến nhiệt độ phòng. Tùy theo kích thước lớn nhất của hạt (d) mà khối lượng mẫu (m) như sau:

      – d ≤ 20 mm thì m ≥ 5 kg.

      – d ≤ 40 mm thì m ≥ 10 kg.

      – d ≤ 70 mm thì m ≥ 30 kg.

      – d ≥ 70 mm thì m ≥ 50 kg.

            * Tiến hành thử :

      – Đặt bộ sàng tiêu chuẩn chồng lên nhau theo thứ tự sàng có kích thước lỗ sàng lớn ở trên. Đổ vật liệu vào sàng với chiều dày lớp vật liệu không vượt quá kích thước hạt lớn nhất trên sàng.

      – Sàng vật liệu một cách liên tục. Qúa trình sàng dừng lại khi trong vòng một phút các hạt lọt qua mỗi sàng không vượt quá 0,1% tổng khối lượng các hạt nằm trên sàng đó.

      – Với các hạt có kích thước lớn hơn 70mm thì nhặt từng hạt bỏ qua các lỗ tấm tôn có kích thước từ nhỏ đến lớn.

      – Cân khối lượng đá còn lại trên từng sàng lần lượt là : m3 ; m5 ; m10 ; m15 ; …m70.

          * Tính kết quả:

 – Khối lượng (g) vật liệu đọng lại trên các sàng được tính:

                                                                  m = m3 + m5 +m10 +…+ m70

      Với các hạt còn lại trên sàng 70mm thì kích thước các hạt này lấy bằng kích thước lỗ trên tấm tôn mà tất cả các hạt trên lỗ sàng 70mm đều lọt  qua.

        – Lượng sót sàng (%) được tính :  ai=(mi/ m) x 100 Với mi : khối lượng vật liệu trên sàng thứ i, g.

        – Phần trăm lượng sót sàng tích lũy trên mỗi sàng được tính bằng tổng số phần trăm lượng sót trên sàng đó và trên các sàng có kích thước lỗ lớn hơn.

        – Phần trăm lượng sót sàng tích lũy được biểu diễn trên biểu đồ .

4.2 Xác định hàm lượng bụi, bùn và sét trong đá dăm(sỏi)

* Thiết bị: cân kĩ thuật có độ chính xác 0,01g, tủ sấy và thùng rửa.

* Chuẩn bị mẫu : đá dăm được sấy khô đến khối lượng không đổi. Tùy theo kích thước lớn nhất (d) của hạt đá dăm mà khối lượng m của mẫu được lấy như sau :

        – Với d ≤ 40mm  thì m ≥ 5 kg .

        –  Với d ≥ 40mm thì m ≥ 10kg.

* Tiến hành thử:

        – Cho mẫu vào trong thùng rửa, đổ nước vào cho ngập mẫu, để yên trong 15 – 20 phút. Sau đó đổ nước lên ngập mẫu khoảng 200mm.

        – Khuấy cho bụi bẩn, bùn rã ra. Để yên trong 2 phút rồi xả  nước ra ngoài chỉ còn để nước ngập trên mẫu khoảng 30mm.

        – Tiếp tục cho nước vào để rửa lại và tiến hành rửa cho đến khi nào thấy nước không còn vẩn đục nữa.

        – Khi đó, toàn bộ mẫu trong thùng được đem đi sấy đến khối lượng không đổi và cân được khối lượng m1(g).

* Tính kết quả:

        – Hàm lượng bụi bùn và sét (B) được tính chính xác tới 0,1% theo công thức   B = [(m-m1)/m] x 100, % và m được tính bằng g

        – Hàm lượng bụi, bẩn, sét của đá dăm lấy bằng giá trị trung bình của kết quả 2 lần thử.

4.3  Xác định hàm lượng hạt thoi, dẹt trong đá dăm (sỏi)

* Thiết bị thử : cân, thước kẹp và bộ sàng tiêu chuẩn có kích thước các lỗ sàng 5 ; 10 ; 20; 40 và 70mm.

* Chuẩn bị mẫu: Lấy đá được đã sấy khô đem sàng bằng bộ sàng tiêu chuẩn để phân loại theo từng cỡ hạt. Tùy theo kích thước lớn nhất (d) của hạt đá dăm mà khối lượng m (g) của mẫu được lấy như sau :

        – d =  5  – 10 mm thì m ≥ 0,25 kg

        – d = 10 – 20 mm thì m ≥ 1,00 kg

        – d = 20 – 40 mm thì m ≥ 5,00kg

        – d = 40 – 70 mm thì m ≥ 15,00 kg.

        – d ≥ 70 mm thì m ≥ 35,00 kg.

* Tiến hành thử:

        – Hàm lượng thoi dẹt của đá dăm (sỏi) được xác định riêng cho từng cỡ hạt. Nếu hàm lượng thoi dẹt của một cỡ hạt < 5% thì không cần xác định hàm lượng thoi dẹt của cỡ hạt đó.

        – Quan sát bằng mắt để chọn  ra những hạt  có chiều dày hoặc chiều ngang ≤ 1/3  chiều dài. Nếu nghi ngờ thì dùng thước kẹp để kiểm tra lại.

        – Phân loại xong và cân khối lượng m1 (g) của các hạt thoi dẹt theo từng cỡ hạt

* Tính kết quả: Hàm lượng hạt thoi dẹt (Td)  của một cỡ hạt tính chính xác đến 1% và được xác định bằng công thức

                                                                  T=(m1/m) x 100, %.

        Hàm lượng hạt thoi dẹt của mẫu được lấy bằng trung bình cộng  của các kết quả đã xác định cho từng cỡ hạt.

5. MỘT SỐ QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP CỦA XI MĂNG:

  1. Clinke dùng cho xi măng PCB có hàm lượng MgO không lớn hơn 5%
  2. Tổng lượng các phụ gia khoáng (không kể thạch cao) không lớn hơn 40%, phụ gia đầy không lớn hơn 20%, phụ gia công nghệ không lớn hơn 1%.
  3. Yêu cầu về chất lượng của xi măng PCB 40 được quy định trong bảng sau:
Các chỉ tiêu PCB 40
      1. Cường độ nén, N/mm2, không nhỏ hơn
  • 72 giờ ± 45 phút
  • 28 ngày ± 2 giờ
 

18

40

      1. Thời gian đông kết
  • Bắt đầu, không nhỏ hơn
  • Kết thúc, không lớn hơn
 

45 phút

10 giờ

      1. Độ nghiền mịn
  • Phần còn lại trên sàng 0.08mm, % không lớn hơn
  • Bề mặt riêng (phương pháp Blaine) cm2/g, không nhỏ hơn
 

12

2700

      1. Độ ổn định thể tích, x/đ theo phương pháp Le Chatelier, mm, không lớn hơn.
10
      1. Hàm lượng SO3 %, không lớn hơn.
3,5

Tham khảo: Thử nghiệm xi măng phụ gia

  1. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG

– Yêu cầu tất cả các nguyên liệu nhập phải có giấy chứng nhận chất lượng của nhà máy.

            – Yêu cầu đơn vị cấp vật tư, gửi mẫu thử nghiệm tại các PTN có tư cách pháp nhân, được nhà nước công nhận ít nhất 1 lần/tháng

            – Lưu, theo dõi, đối chiếu kiểm tra sự khác biệt trong các kết quả kiểm tra.

7. KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG NGUYÊN VẬT LIỆU THẾ NÀO CHO TỐT ?

Kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu đầu vào là bước cơ bản quan trọng để cho ra mẻ trộn bê tông đạt yêu cầu chất lượng. Đó luôn là mục tiêu mà các công ty, trạm trộn bê tông luôn hướng đến. Nhằm giải quyết các thắc mắc đó của khách hàng, công ty TNHH Chứng Nhận và Kiểm Định Chất Lượng Opacontrol– đơn vị chủ quản của phòng LAS XD 635 cho ra đời dịch vụ kiểm soát chất lượng nguyên vật tư đầu vào cho nhà máy bê tông và trạm trộn tại nơi sản xuất. Với phương châm luôn song hành cùng khách hàng, chúng tôi luôn có các phương án hợp lý để phục vụ khách hàng tận nơi. Vẫn đảm bảo chất lượng  và tin cậy.

CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG OPACONTROL

Website: https://opacontrol.vn/

Email: opa@opacontrol.vn

Facebook:https://www.facebook.com/opacontrol

SĐT: 024.22061628 – 19000206

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *