CHU TRÌNH DEMING VÀ LỢI ÍCH CỦA NÓ

Chu trình Deming hay PDCA có thật sự hiệu quả như mọi người mong đợi. Chu trình PDCA có những ưu và nhược điểm gì ? Khi nào thì chúng ta cần sử dụng chu trình Deming? hãy cùng OPAControl tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

1. Tổng quát về chu trình Deming

Vào giữa thế kỷ XX, W.Edwards Deming- người được xem là cha đẻ của quy trình kiểm soát hệ thống quản lý chất lượng hiện đại đã cải tiến một chu trình lặp đi lặp lại nhằm kiểm soát chất lượng dựa trên nền tảng lý thuyết của Walter.A. Shewhart trước đó, chu trình hoàn chỉnh này được Deming gọi là vòng tròn PDCA.

PDCA là phương pháp khoa học có thể mang lại hiệu quả cho các kế hoạch hay dự án của rất nhiều đối tượng với các quy mô to nhỏ khác nhau, từ cá nhân, tổ chức nhỏ lẻ đến các doanh nghiệp lớn hay thậm chí là cải cách với quy mô quốc gia.

Chu trình Deming là mô hình vòng lặp không ngừng nghỉ nó gồm 4 bước Plan-Do-Check-Act tượng trưng cho 4 công  việc cần thực hiện là :   thiết lập kế hoạch – thực hiện kế hoạch – kiểm tra – thay đổi, cải tiến, thực tế thì chu trình này phức tạp hơn nhiều so với tên gọi của nó. Nhiều lần lặp lại của 4 bước trên sẽ đưa chúng ta đến gần hơn với mục tiêu như  mong muốn.

Tham khảo ngay: 

Sơ đồ con rùa và cách sử dụng

Vai trò của lãnh đạo và quản lý

Chu trình deming

2. Ưu điểm và nhược điểm của chu trình Deming

Mỗi một phương pháp đều có nhưng ưu điểm và nhược điểm nhất định, đòi hỏi người sử dụng cần cân nhắc đánh giá cho phù hợp với bối cảnh doanh nghiệp của mình.

 Ưu điểm

  • Chu trình PDCA bao gồm những nguyên lý quản trị rất cơ bản của việc hoạch định quản trị chiến lược
  • Ứng dụng PDCA rộng rãi và không giới hạn, áp dụng cho nhiều loại mục tiêu , tình huống, từ các nhân cho đến tổ chức
  • Khi áp dụng chu trình này, tất cả các công đoạn đều được chú ý liên tục, yếu tố chất lượng được kiểm soát chặt chẽ, những sai sót kịp thời được phát hiện và dần được cải thiện qua từng vòng lặp.
  • Định hướng các công việc cần thực hiện để đạt mục tiêu và giải quyết các vấn đề từ đơn giản đến phức tạp.

 Nhược điểm

  • PDCA lặp lại liên tục của các giai đoạn torng điều kiện hoàn hảo không phát sinh những biến số, chu trình vận hành sẽ đạt được hiệu quả tối đa. Khi biến số xuất hiện sẽ lấy đi cùa chu trình này không ít thời gian. Tuy nhiên điều này không hoàn toàn được coi là nhược điểm bởi chính những biến số và cách giải quyết biến số làm cho doanh nghiệp hoàn thiện hơn.
  • Về cân đối thời gian trong mỗi giai đoạn, những phân tích quá mức sẽ là mặt trái khiến dự án bị trì trệ. Kết quả cuối cùng sẽ phụ thuộc vào thời các giai đoạn thực hiện sau cùng.
  • Chưa đáp ứng được tính khẩn cấp, và dễ trở nên cứng nhắc. Cần tư duy mang tính mở và chấp nhận đổi mới.
Chi trình DPCA
Chi trình DPCA

3. Khi nào cần sử dụng chu trình PDCA

  • Khi bắt đầu một dự án mới hoặc cải tiến một dự án cũ
  • Phát triển một thiết kế mới hoặc cải tiến quy trình, sản phẩm, dịch vụ
  • Doanh nghiệp muốn cải tiến liên tục, phát hiện những sai sót và kịp thời khắc phục
  • Thực hiện bất kỳ thay đổi hoặc mục tiêu cụ thể nào
  • Khi cần lập kế hoạch thu thập và phân tích dữ liệu để xác minh, ưu tiên các vấn đề nào đó hoặc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, dịch vụ
  • Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường

CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG OPACONTROL

Website: https://opacontrol.vn/

Email: opa@opacontrol.vn

Facebook: https://www.facebook.com/opacontrol

SĐT: 024.22061628 – 19000206

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *