MỘT VÀI CHỈ TIÊU THỬ NGHIỆM VÁN GỖ

1. Độ trương nở chiều dày sau 24 giờ ngâm nước (TCVN 7756:2007;  EN 323:1993)

Quy trình thử nghiệm được thực hiện như sau: 5 tấm mẫu vật liệu được chuẩn bị, kích thước 50 x 50 mm

  • Ổn định trong môi trường 25oC độ ẩm 50% trong 24h
  • Đo chiều dày tại tâm của mẫu trước khi ngâm.
  • Ngâm ngập mẫu trong nước cất cách mặt nước 2-2,5cm.
  • Sau 24 giờ sau ngâm đo lại chiều dày tại tâm
  • Tính độ trương nở ra % so với chiều dày ban đầu, lấy kết quả trung bình của các mẫu

2. Xác định mô đun đàn hồi và độ bền uốn (TCVN 7756:2007;  EN 323:1993)

Quy trình thử nghiệm

  • Chuẩn bị 10 mẫu kích thước chiều dày x5 x(20 lần chiều dày+5cm) cm
  • Ổn định mẫu trong phòng thí nghiệm nhiệt độ 25oC và 50% trong 24 h
  • Chuẩn bị gối uốn và đầu uốn khoảng cách =20 lần chiều dày
  • Đặt mẫu lên gối uốn, điều chỉnh tốc độ sao cho gỗ bị phá hủy trong 30-90 giây
  • Ghi lại Lực cực đại, và hai điểm lực, vị trí dịch chuyển của  tại 1/10  Fmax, 2/5 Fmax
  • Tính và ghi lại kết quả độ bền uốn và modun đàn hồi

3. Độ bền liên kết (TCVN 12447:2018;  EN 323:1993)

Quy trình thử nghiệm

  • Chuẩn bị 5-10 mẫu 50x50x chiều dày hai mặt đã được dán vào 2 tấm kim loại có lỗ bắt vít  ổn định trong phong thí nghiệm 25oC độ ẩm 50%.
  • Lắp đặt trên máy kéo điều chỉnh tốc đô sao cho lực cực đại tại 30-90s
  • Ghi lại lực cực đại (N) sau đó tính theo công thức

4. Khối lượng riêng

  • Chuẩn bị 10 mẫu 5×5 chiều dày cm ổn định trong phòng thí nghiệm nhiệt độ 250C, độ ẩm 50%.
  • Cân mẫu chính xác đến 0,001g .
  • Tính khối lượng riêng từng mẫu, lấy kết quả ghi lại kết quả trung bình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *