Dịch vụ chứng nhận hợp quy kính xây dựng theo QCVN 16:2023/BXD

Kính xây dựng là một trong những vật liệu không thể thiếu trong các công trình hiện đại. Để đảm bảo chất lượng và độ an toàn của công trình, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh kính phải có chứng nhận hợp quy theo QCVN 16:2023/BXD trước khi đưa sản phẩm “ kính xây dựng” ra thị trường. 

OPACONTROL là đơn vị được Bộ Xây Dựng chỉ định và cho phép chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng. Chúng tôi sẽ giúp quý khách hiểu rõ hơn về quy trình, thủ tục chứng nhận hợp quy kính xây dựng theo QCVN 16:2023/BXD, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn cho sản phẩm của mình.

1. Định nghĩa hợp quy kính xây dựng, những loại kính cần chứng nhận hợp quy.

Chứng nhận hợp quy kính xây dựng là quá trình đánh giá và xác nhận rằng các loại kính sử dụng trong xây dựng đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định trong QCVN 16:2023/BXD. 

Các loại kính phải thực hiện chứng nhận hợp quy bao gồm kính nổi, kính phẳng tôi nhiệt, kính màu hấp thụ nhiệt, kính phủ phản quang, kính phủ bức xạ thấp (Low-E), kính hộp gắn kín cách nhiệt, kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp.

Kính xây dựng
Kính xây dựng cần phải hợp quy theo qcvn 16:2023/BXD

2. Chỉ tiêu, tiêu chuẩn kỹ thuật của kính xây dựng được hợp quy theo QCVN 16:2023/BXD 

QCVN 16:2023/BXD quy định chi tiết các chỉ tiêu kỹ thuật cho từng loại kính xây dựng. OPACONTROL sẽ liệt kê chi tiết cho quý khách từng chỉ tiêu kỹ thuật cho mỗi loại kính.

2.1. Chỉ tiêu kỹ thuật kính nổi

Chỉ tiêu kỹ thuật của kính nổi theo quy định tại phụ lục K thuộc QCVN 16:2023/BXD bao gồm:

Phụ lục K – Kính nổi

 

Chỉ tiêu kỹ thuật Mức yêu cầu Phương pháp thử
Sai lệch chiều dày Bảng K.1 TCVN 7219:2018
Khuyết tật ngoại quan Bảng K.2
Độ xuyên quang Bảng K.1 TCVN 7737:2007

 

Bảng K.1 – Chiều dày danh nghĩa, sai số kích thước cho phép và độ xuyên quang

 

Loại kính Chiều dày danh nghĩa, mm Sai số chiều dày, mm Độ xuyên quang, % không nhỏ hơn
2 2 ±0,20 88
2,5 2,5
3 3.0 87
4 4 85
5 5.0 84
6 6 83
6.5 6,5
8 8 ±0,30 82
10 10 80
12 12 78
15 15 ±0,50 75
19 19 ± 1,00 70
22 22 68
25 25 67

 

Bảng K.2 Chỉ tiêu chất lượng các khuyết tật ngoại quan

 

Dạng khuyết tật Mức cho phép
Bọt (1) Kích thước bọt, mm 0,5 ≤ D(2)< 1,0 1,0≤ D <2,0 2,0 ≤ D < 3,0 D ≥ 3,0
Số bọt cho phép(4) 2,2 X s(3) 0,88 xS 0,44 X s 0
Dị vật(1) Kích thước dị vật, mm 0,5 ≤ D < 1,0 1,0≤ D <2,0 2,0 ≤ D < 3,0 D ≥ 3,0
Số dị vật cho phép(4) 1,1 xS 0,44 X s 0,22 X s 0
Độ tập trung của khuyết tật bọt và dị vật(4) Đối với bọt và dị vật có kích thước > 1mm thì khoảng cách giữa hai bọt, hai dị vật hoặc giữa bọt và dị vật phải lớn hơn hoặc bằng 15 cm.
Khuyết tật dạng vùng, dạng đường hoặc vệt dài(5) Không cho phép nhìn thấy được
Khuyết tật trên cạnh cắt Các lỗi trên cạnh cắt như: sứt cạnh, lõm vào, lồi ra, rạn hình ốc, sứt góc hoặc lồi góc, lệch khỏi đường cắt khi nhìn theo hướng vuông góc với bề mặt tấm kính, phải không lớn hơn chiều dày danh nghĩa của tấm kính và không lớn hơn 10 mm.
Độ cong vênh, %, không lớn hơn 0,3
Độ biến dạng quang học (góc biến dạng), độ, không nhỏ hơn
Loại chiều dày 2 mm; 2,5 mm 40
Loại chiều dày 3 mm 45
Loại chiều dày > 4 mm 50
Chú thích:

(1) Bọt là các khuyết tật dạng túi chứa khí bên trong. DỊ vật là các khuyết tật dạng hạt không chứa khí;

(2) D là đường kính bọt hoặc dị vật. Kích thước bọt và dị vật lấy theo giá trị kích thước ngoài lớn nhất;

(3) s là diện tích tẩm kính có đơn vị đo là 1 mét vuông (m2), được làm tròn đến hàng thập phân thứ hai;

(4) Giới hạn số bọt và dị vật cho phép là một số nguyên (sau khi bỏ đi phần thập phân) của phép nhân giữa s và hệ số;

(5) Khuyết tật dạng vùng, dạng đường, vết dài là khuyết tật xuất hiện liên tiếp dưới bề mặt hoặc trên bề mặt tấm kính như: vết sẹo, vết rạn nứt, vết xước,

vùng không đồng nhất.

2.2. Chỉ tiêu kỹ thuật kính phẳng tôi nhiệt

Chứng nhận hợp quy kính phẳng tôi nhiệt được thực hiện dựa trên các chỉ tiêu kỹ thuật quan trọng như sau:

  • Sai lệch chiều dàykhuyết tật ngoại quan theo TCVN 7219:2018
  • Ứng suất bề mặt theo TCVN 8261:2009
  • Độ bền phá vỡ theo TCVN 7455:2013

Chi tiết bảng chỉ tiêu kỹ thuật: 

PHỤ LỤC L – Kính phẳng tôi nhiệt

Chỉ tiêu kỹ thuật Mức yêu cầu Phương pháp thử
Sai lệch chiều dày Bảng L TCVN 7219:2018
Khuyết tật ngoại quan Không cho phép có các vết nứt, lỗ thủng hay vết xước nhìn thấy trên bề mặt của tấm kính
ứng suất bề mặt của kính, MPa TCVN 8261:2009
– Kính tôi nhiệt an toàn không nhỏ hơn 69
– Kính bán tôi từ 24 đến nhỏ hơn 69
Độ bền phá vỡ mẫu

(Không áp dụng đối với kính bán tôi)

TCVN 7455:2013
+ Kính dày < 5 mm, khối lượng mảnh vỡ lớn nhất, g, không lớn hơn (đối với cả 03 mẫu thử) 15
+ Kính dày ≥ 5 mm, sổ mảnh vỡ, không nhỏ hơn 40

 

Bảng L – Chiều dày danh nghĩa và sai lệch cho phép

 

Loại kính Chiều dày danh nghĩa Sai lệch cho phép Loại kính Chiều dày danh nghĩa Sai lệch cho phép
Kính vân hoa tôi nhiệt * 3 ±0,3
4
5 ±0,4
6 ±0,5
8 ±0,8
10
Kính nổi tôi nhiệt 3

4

5

6

±0,2 Kính phản quang tôi nhiệt 3

4

5

6

±0,2
8

10

±0,3 8

10

±0,3
12

15

±0,5 12

15

±0,5
19 ± 1,0 19 ± 1,0
25
* Chiều dày của kính vân hoa tôi nhiệt được tính từ đỉnh cao nhất của mặt có hoa văn tới mặt đối diện

2.3. Chỉ tiêu kỹ thuật kính màu hấp thụ nhiệt

Loại kính này có khả năng hấp thụ và giảm thiểu sự truyền nhiệt, giúp tiết kiệm năng lượng và giảm nhiệt độ bên trong công trình. Chi tiết bảng chỉ tiêu kỹ thuật theo QCVN 16:2023/BXD của kính màu hấp thụ nhiệt dưới đây:

Chỉ tiêu kỹ thuật Mức yêu cầu Phương pháp thử
1. Sai lệch chiều dày Theo Phụ lục K.1 TCVN 7529:2005
2. Khuyết tật ngoại quan Theo Phụ lục K.2
3. Hệ số truyền năng lượng bức xạ mặt trời, không lớn hơn Điều 6.2 – TCVN 7529:2005
h5- 0,8 0,8
hs-0,7 0,7

 

Bảng K.1 – Chiều dày danh nghĩa, sai số kích thước cho phép và độ xuyên quang

 

Loại kính Chiều dày danh nghĩa, mm Sai số chiều dày, mm Độ xuyên quang, % không nhỏ hơn
2 2 ±0,20 88
2,5 2,5
3 3.0 87
4 4 85
5 5.0 84
6 6 83
6.5 6,5
8 8 ±0,30 82
10 10 80
12 12 78
15 15 ±0,50 75
19 19 ± 1,00 70
22 22 68
25 25 67

 

Bảng K.2 Chỉ tiêu chất lượng các khuyết tật ngoại quan

 

Dạng khuyết tật Mức cho phép
Bọt (1) Kích thước bọt, mm 0,5 ≤ D(2)< 1,0 1,0≤ D <2,0 2,0 ≤ D < 3,0 D ≥ 3,0
Số bọt cho phép(4) 2,2 X s(3) 0,88 xS 0,44 X s 0
Dị vật(1) Kích thước dị vật, mm 0,5 ≤ D < 1,0 1,0≤ D <2,0 2,0 ≤ D < 3,0 D ≥ 3,0
Số dị vật cho phép(4) 1,1 xS 0,44 X s 0,22 X s 0
Độ tập trung của khuyết tật bọt và dị vật(4) Đối với bọt và dị vật có kích thước > 1mm thì khoảng cách giữa hai bọt, hai dị vật hoặc giữa bọt và dị vật phải lớn hơn hoặc bằng 15 cm.
Khuyết tật dạng vùng, dạng đường hoặc vệt dài(5) Không cho phép nhìn thấy được
Khuyết tật trên cạnh cắt Các lỗi trên cạnh cắt như: sứt cạnh, lõm vào, lồi ra, rạn hình ốc, sứt góc hoặc lồi góc, lệch khỏi đường cắt khi nhìn theo hướng vuông góc với bề mặt tấm kính, phải không lớn hơn chiều dày danh nghĩa của tấm kính và không lớn hơn 10 mm.
Độ cong vênh, %, không lớn hơn 0,3
Độ biến dạng quang học (góc biến dạng), độ, không nhỏ hơn
Loại chiều dày 2 mm; 2,5 mm 40
Loại chiều dày 3 mm 45
Loại chiều dày > 4 mm 50
Chú thích:

(1) Bọt là các khuyết tật dạng túi chứa khí bên trong. DỊ vật là các khuyết tật dạng hạt không chứa khí;

(2) D là đường kính bọt hoặc dị vật. Kích thước bọt và dị vật lấy theo giá trị kích thước ngoài lớn nhất;

(3) s là diện tích tẩm kính có đơn vị đo là 1 mét vuông (m2), được làm tròn đến hàng thập phân thứ hai;

(4) Giới hạn số bọt và dị vật cho phép là một số nguyên (sau khi bỏ đi phần thập phân) của phép nhân giữa s và hệ số;

(5) Khuyết tật dạng vùng, dạng đường, vết dài là khuyết tật xuất hiện liên tiếp dưới bề mặt hoặc trên bề mặt tấm kính như: vết sẹo, vết rạn nứt, vết xước,

vùng không đồng nhất.

2.4. Chỉ tiêu kỹ thuật kính phủ phản quang

Kính phủ phản quang được sử dụng để giảm độ chói và tia cực tím, giúp bảo vệ sức khỏe người dùng và kéo dài tuổi thọ của các vật liệu nội thất.

Chứng nhận hợp quy cho sản phẩm kính phủ phản quang được thực hiện dựa trên các chỉ tiêu kỹ thuật quan trọng như sau:

  • Độ sai lệch chiều dày theo TCVN 7219:2018
  • Khuyết tật ngoại quan theo TCVN 7219:2018
  • Hệ số truyền năng lượng bức xạ mặt trời theo TCVN 7528:2005
Chỉ tiêu kỹ thuật Mức yêu cầu Phương pháp thử
1. Sai lệch chiều dày Theo Phụ lục K.1 TCVN 7219:2018
2. Khuyết tật ngoại quan Theo Bảng 1 của TCVN 7528:2005 TCVN 7219:2018
3. Hệ số phản xạ năng lượng ánh sáng mặt trời Bảng 2 của TCVN 7528:2005 Điều 6.3 TCVN 7528:2005
R 0,3 Từ 0,30 đến 0,44
R 0,5 Từ 0,45 đến 0,59
R 0,6 Lớn hơn hoặc bằng 0,60

 

Bảng K.1 – Chiều dày danh nghĩa, sai số kích thước cho phép và độ xuyên quang

 

Loại kính Chiều dày danh nghĩa, mm Sai số chiều dày, mm Độ xuyên quang, % không nhỏ hơn
2 2 ±0,20 88
2,5 2,5
3 3.0 87
4 4 85
5 5.0 84
6 6 83
6.5 6,5
8 8 ±0,30 82
10 10 80
12 12 78
15 15 ±0,50 75
19 19 ± 1,00 70
22 22 68
25 25 67

 

2.5. Chỉ tiêu kỹ thuật kính phủ bức xạ thấp ( Low E)

Kính Low-E có khả năng cách nhiệt vượt trội, giữ nhiệt vào mùa đông và cản nhiệt vào mùa hè, giúp tiết kiệm năng lượng và giảm chi phí điều hòa không khí. Chứng nhận hợp quy cho loại sản phẩm kính phủ bức xạ thấp (Low E) được xác định dựa trên các chỉ tiêu kỹ thuật quan trọng, bao gồm:

 

Chỉ tiêu kỹ thuật Mức yêu cầu Phương pháp thử
1. Độ phát xạ, 8, không lớn hơn EN 12898:2019
Lớp phủ cứng 0,25
Lớp phủ mềm 0,18
2. Khuyết tật ngoại quan Theo Bảng 1 của EN 1096-1:2012 (E) Điều 8.2 EN 1096-1:2012 (E)

2.6. Chỉ tiêu kỹ thuật kính hộp gắn kín cách nhiệt

Trích theo tài liệu viện dẫn TCVN 8260:2009, Kính xây dựng – Kính hộp gắn kín cách nhiệt, các chỉ tiêu kỹ thuật bao gồm Chiều dày danh nghĩa, điểm sương, chi tiết tại bảng dưới đây:

 

Chỉ tiêu kỹ thuật Mức yêu cầu Phương pháp thử
1. Chiều dày danh nghĩa, mm Sai lệch cho phép*, mm TCVN 8260:2009
Nhỏ hơn 17 ± 1,0
Từ 17 đến 22 ± 1,5
Lớn hơn 22 ±2,0
2. Điểm sương, không được cao hơn – 35°c
(*) Đối với những loại kính hộp gắn kín cách nhiệt có hai hoặc nhiều lớp khí và chiều dày của một lớp khí lớn hơn hoặc bằng 15 mm thi sai lệch chiều dày sẽ được thỏa thuận giữa các bên có liên quan.

 

2.7 Chỉ tiêu kỹ thuật kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp

Loại kính này được sản xuất để đảm bảo an toàn tối đa, giảm thiểu rủi ro khi vỡ và bảo vệ người dùng khỏi các tai nạn do kính gây ra. Chỉ tiêu kỹ thuật được trình bày tại bảng sau:

 

Chỉ tiêu kỹ thuật Mức yêu cầu Phương pháp thử
1. Sai lệch chiều dày Điều 4. TCVN 7364-5:2018 TCVN 7364-5:2018
2. Độ bền va đập bi rơi ít nhất 5 tấm kính khi đập vỡ các mảnh kính vẫn còn bám dính trên bề mặt lớp xen giữa TCVN 7368:2012
3. Độ bền chịu nhiệt Không xuất hiện bọt khí, bong rộp, vết vân TCVN 7364-4: 2018

 

Những chỉ tiêu được quy định tại QCVN 16:2023/BXD đảm bảo rằng các loại kính xây dựng đạt được độ an toàn, chất lượng và tuổi thọ cao khi sử dụng trong các công trình xây dựng.

3. Thông tin bổ sung thêm trong QCVN 16:2023/BXD đối với kính xây dựng so với QCVN 16:2019/BXD

Dưới đây là sự thay đổi về quy định chứng nhận hợp quy của các sản phẩm kính xây dựng trong QCVN 16:2023/BXD so với QCVN 16:2019/BXD:

 

Sản phẩm QCVN 16:2019/BXD QCVN 16:2023/BXD Thông tin bổ sung
Kính màu hấp thụ nhiệt Chưa có trong quy định Mới bổ sung tại văn bản QCVN 16:2023/BXD
Kính phủ phản quang Chưa có trong quy định Mới bổ sung tại văn bản QCVN 16:2023/BXD
Kính phủ bức xạ thấp Chưa có trong quy định Mới bổ sung tại văn bản QCVN 16:2023/BXD
Kính hộp gắn kín cách nhiệt – Bỏ chỉ tiêu “khuyết tật ngoại quan” trong QCVN 16:2019/BXD

– Mẫu giảm 6 tấm 350×500 xuống 3 tấm 350×500

Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp “- Bỏ chỉ tiêu “”khuyết tật ngoại quan”” trong QCVN 16:2019/BXD

– Bổ sung chỉ tiêu “độ bền va đập bi rơi”

– Mẫu tăng từ 3 tấm 610×610 lên 6 tấm 610×610″

 

Như vậy so với QCVN 16:2019/BXD, QCVN 16:2023/BXD bổ sung thêm ba loại sản phẩm kính xây dựng cần chứng nhận hợp quy là:

– Kính màu hấp thụ nhiệt

– Kính phủ phản quang

– Kính phủ bức xạ thấp (Low E). 

Đồng thời, cũng có những thay đổi về chỉ tiêu kỹ thuật và số lượng mẫu áp dụng cho các loại kính khác.

4. Tại sao cần chứng nhận hợp quy kính xây dựng theo QCVN 16:2023/BXD

Việc chứng nhận hợp quy kính xây dựng không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ quy định của pháp luật mà còn đem lại nhiều lợi ích thiết thực:

  • Đảm bảo an toàn: Kính xây dựng đạt chuẩn sẽ giúp hạn chế nguy cơ tai nạn trong quá trình sử dụng.
  • Nâng cao uy tín thương hiệu: Các sản phẩm kính đã được chứng nhận hợp quy sẽ tạo niềm tin cho khách hàng, góp phần nâng cao uy tín doanh nghiệp.
  • Tuân thủ quy định pháp luật: Chứng nhận hợp quy là điều kiện bắt buộc để sản phẩm kính xây dựng được lưu hành hợp pháp trên thị trường.

5. Các phương thức dùng để chứng nhận hợp quy kính xây dựng theo QCVN 16:2023/BXD 

Theo quy định tại QCVN 16:2023/BXD, các sản phẩm “kính xây dựng” phải tuân thủ phương thức đánh giá chứng nhận hợp quy dựa trên Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư số  04/2023/TT-BXD. Đối với kính xây dựng, có ba phương thức chính được OPACONTROL áp dụng:

5.1. Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình.

  • Mô tả: Phương thức này áp dụng việc lấy mẫu kính xây dựng điển hình và tiến hành thử nghiệm tại phòng thí nghiệm theo các tiêu chuẩn kỹ thuật của QCVN 16:2023/BXD.
  • Phù hợp cho: Các doanh nghiệp nhập khẩu kính xây dựng, hoặc các lô sản phẩm sản xuất hàng loạt.
  • Thời hạn chứng nhận: 1 năm.

5.2. Phương thức 5: Kết hợp thử nghiệm mẫu và đánh giá quá trình sản xuất.

  • Mô tả: Phương thức này kết hợp giữa việc thử nghiệm mẫu kính điển hình và đánh giá toàn bộ quy trình sản xuất cũng như hệ thống quản lý chất lượng tại nhà máy sản xuất.
  • Phù hợp cho: Các doanh nghiệp sản xuất kính xây dựng trong nước có quy trình sản xuất ổn định.
  • Thời hạn chứng nhận: 3 năm, với yêu cầu kiểm tra và giám sát hàng năm để đảm bảo sản phẩm liên tục đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật.

5.3. Phương thức 7: Thử nghiệm mẫu và đánh giá theo lô sản phẩm.

thử nghiệm mẫu kính xây dựng
thử nghiệm mẫu kính xây dựng
  • Mô tả: Đối với phương thức này, sản phẩm kính được kiểm tra dựa trên lô hàng cụ thể. Mẫu thử nghiệm được chọn ngẫu nhiên từ lô sản phẩm và được đánh giá theo các chỉ tiêu kỹ thuật.
  • Phù hợp cho: Các doanh nghiệp nhập khẩu kính theo từng lô hàng.
  • Hiệu lực chứng nhận: Chứng nhận hợp quy chỉ có hiệu lực đối với lô hàng đã thử nghiệm và đánh giá.

Các phương thức trên giúp đảm bảo rằng sản phẩm kính xây dựng được đánh giá và chứng nhận hợp quy theo đúng quy chuẩn kỹ thuật, đồng thời đáp ứng yêu cầu pháp lý theo QCVN 16:2023/BXD.

6. Trình tự, quy trình chứng nhận hợp quy kính xây dựng tại OPACONTROL

Trình tự, quy trình chứng nhận hợp quy kính xây dựng tại OPACONTROL được thực hiện theo các bước rõ ràng và chuyên nghiệp nhằm đảm bảo sản phẩm đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo QCVN 16:2023/BXD. Quy trình này bao gồm các bước cơ bản như sau:

Bước 1. Tiếp nhận yêu cầu chứng nhận

Doanh nghiệp liên hệ với OPACONTROL để đăng ký chứng nhận hợp quy cho sản phẩm kính xây dựng.

Doanh nghiệp cần cung cấp các thông tin cơ bản về sản phẩm, bao gồm loại kính, hồ sơ kỹ thuật, và yêu cầu cụ thể về chứng nhận.

Bước 2. Đánh giá sơ bộ và ký hợp đồng

OPACONTROL thực hiện đánh giá sơ bộ thông tin sản phẩm và đề xuất phương thức chứng nhận phù hợp (Phương thức 1, 5, hoặc 7). Sau đó, hai bên ký kết hợp đồng dịch vụ chứng nhận hợp quy.

Bước 3. Lấy mẫu thử nghiệm

OPACONTROL sẽ tiến hành lấy mẫu kính điển hình hoặc mẫu từ lô sản phẩm cụ thể để thực hiện thử nghiệm. Mẫu sẽ được thu thập từ nơi sản xuất hoặc từ lô hàng nhập khẩu.

Các mẫu kính sẽ được kiểm tra và thử nghiệm tại phòng thí nghiệm đạt chuẩn của OPACONTROL theo các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định trong QCVN 16:2023/BXD.

Bước 4. Thử nghiệm và đánh giá kết quả

Sau khi lấy mẫu, kính xây dựng sẽ được thử nghiệm dựa trên các tiêu chí kỹ thuật như độ dày, khuyết tật ngoại quan, hệ số truyền năng lượng, độ phát xạ, v.v. theo từng loại kính.

Nếu sản phẩm đạt yêu cầu, OPACONTROL sẽ tiếp tục quy trình chứng nhận; nếu không đạt, doanh nghiệp sẽ được yêu cầu thực hiện các biện pháp khắc phục.

Bước 5. Cấp giấy chứng nhận hợp quy

Sau khi sản phẩm kính xây dựng đã vượt qua các thử nghiệm và đánh giá, OPACONTROL sẽ cấp giấy chứng nhận hợp quy cho doanh nghiệp.

Giấy chứng nhận hợp quy có thời hạn từ 1 đến 3 năm tùy theo phương thức chứng nhận đã áp dụng.

Bước 6. Giám sát sau chứng nhận

OPACONTROL sẽ tiến hành giám sát định kỳ hàng năm (đối với phương thức 5) hoặc theo yêu cầu để đảm bảo sản phẩm tiếp tục đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và pháp luật.

Bước 8. Gia hạn chứng nhận (nếu cần)

Khi giấy chứng nhận hợp quy sắp hết hạn, doanh nghiệp có thể đăng ký với OPACONTROL để gia hạn. Quy trình gia hạn sẽ bao gồm đánh giá và thử nghiệm lại sản phẩm.

Quá trình chứng nhận hợp quy kính xây dựng tại các cơ quan quản lý nhà nước thường đòi hỏi tổ chức và doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều thủ tục và hồ sơ phức tạp, tiêu tốn nhiều thời gian và công sức. Với dịch vụ chứng nhận hợp quy từ OPACONTROL, doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ toàn diện, giúp đơn giản hóa quy trình, tối ưu hóa thời gian và giải quyết nhanh chóng mọi thủ tục giấy tờ một cách dễ dàng.

Chứng nhận hợp quy kính xây dựng theo QCVN 16:2023/BXD là bước quan trọng giúp đảm bảo chất lượng, an toàn của các sản phẩm kính sử dụng trong các công trình xây dựng. 

Chứng nhận hợp quy kính xây dựng tại OPACONTROL
Chứng nhận hợp quy kính xây dựng tại OPACONTROL

Hãy để OPACONTROL trở thành đối tác đáng tin cậy của bạn, giúp bạn đạt được chứng nhận hợp quy một cách thuận lợi và đảm bảo chất lượng cho các công trình xây dựng của mình. Liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 64 64 38 để được tư vấn chi tiết!

Chứng nhận hợp quy ván mdf

Chứng nhận hợp quy gạch xây dựng

Theo dõi thêm nội dung của OPACONTROL qua các kênh sau:

  • Website: Opacontrol.com.vn
  • Hotline: 1800.64.64.38
  • Email: opa@opacontrol.vn
  • Facebook: https://www.facebook.com/opacontrol
  • Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCU9T4VifByu82iH5MLQxyiQ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *