Thiết bị vệ sinh là những vật dụng không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày. Theo quy chuẩn QCVN 16:2023/BXD, các sản phẩm cần được chứng nhận hợp quy trong nhóm thiết bị vệ sinh bao gồm: chậu rửa, bồn tiểu nam treo tường, bồn tiểu nữ và bệ xí bệt. Giúp quý khách nắm rõ các thông tin về chứng nhận hợp quy thiết bị vệ sinh theo QCVN 16:2023/BXD, OPCONTROL mời quý khách tham khảo bài viết dưới đây.
1. Hiểu rõ hơn chứng nhận hợp quy thiết bị vệ sinh là gì?
Chứng nhận hợp quy thiết bị vệ sinh là quá trình kiểm tra và đánh giá toàn bộ quy trình sản xuất cũng như thử nghiệm mẫu của các sản phẩm thiết bị vệ sinh, sứ vệ sinh. Mục tiêu là đảm bảo các sản phẩm này đáp ứng các tiêu chuẩn quy định trong QCVN 16:2023/BXD. Nếu sản phẩm và quy trình sản xuất đạt chuẩn, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận hợp quy, đồng thời sản phẩm được phép mang dấu CR (chứng nhận hợp quy), thể hiện sản phẩm đã qua kiểm định an toàn.
Việc chứng nhận hợp quy thiết bị vệ sinh theo QCVN 16:2023/BXD là yêu cầu bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp sản xuất hoặc nhập khẩu. Chỉ khi quá trình thử nghiệm và đánh giá khớp với tiêu chuẩn đã đặt ra, doanh nghiệp mới có thể nhận được giấy chứng nhận hợp quy, đảm bảo sản phẩm có thể lưu hành hợp pháp trên thị trường.
Theo quy định của QCVN 16:2023/BXD, các loại thiết bị vệ sinh sau đây bắt buộc phải được chứng nhận hợp quy:
- Chậu rửa
- Bồn tiểu nam treo tường
- Bồn tiểu nữ
- Bệ xí bệt
2. Đối tượng cần phải chứng nhận hợp quy thiết bị vệ sinh theo QCVN 16:2023/BXD
Các đối tượng dưới đây bắt buộc phải thực hiện chứng nhận hợp quy thiết bị vệ sinh theo QCVN 16:2023/BXD:
- Các doanh nghiệp sản xuất các loại thiết bị vệ sinh như chậu rửa, bồn tiểu, bệ xí bệt phải chứng nhận hợp quy để được phép lưu hành sản phẩm trên thị trường Việt Nam.
- Các công ty, doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị vệ sinh từ nước ngoài về tiêu thụ tại Việt Nam đều cần phải thực hiện chứng nhận hợp quy, đảm bảo sản phẩm nhập khẩu tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
- Những doanh nghiệp hoặc cửa hàng tham gia vào việc phân phối và bán thiết bị vệ sinh trong nước cũng phải đảm bảo rằng các sản phẩm họ kinh doanh đã có chứng nhận hợp quy theo quy định pháp luật.
Việc chứng nhận hợp quy đảm bảo sản phẩm thiết bị vệ sinh được kiểm soát chất lượng chặt chẽ, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, và an toàn cho người sử dụng.
3. Chỉ tiêu kỹ thuật của thiết bị vệ sinh theo QCVN 16:2023/BXD
OPACONTROL xin cung cấp tới quý khách hàng các thông tin về chỉ tiêu kỹ thuật và số lượng mẫu cần thiết phục vụ quá trình thí nghiệm và chứng nhận hợp quy cho nhóm sản phẩm thiết bị vệ sinh theo quy định tại QCVN 16:2023/BXD, cụ thể như sau:
3.1. Chậu rửa
Quá trình chứng nhận hợp quy chậu rửa sẽ được thực hiện dựa trên các chỉ tiêu kỹ thuật như:
- Khả năng chịu tải theo TCVN 12648:2020
- Thoát nước theo TCVN 12648:2020
- Khả năng làm sạch theo TCVN 12648:2020
- Bảo vệ chống tràn theo TCVN 12648:2020. Thông tin chi tiết ở bảng sau:
Tên sản phẩm | Chỉ tiêu kỹ thuật | Mức yêu cầu | Phương pháp thử | |||||
Chậu rửa | 1. Khả năng chịu tải | Chậu rửa treo tường không bị nứt, không bị vỡ hoặc biến dạng vĩnh viễn | Điều 5.2 – TCVN 12648:2020 | |||||
2. Thoát nước | Tất cả nước phải thoát đi | Điều 5.3 – TCVN 12648:2020 | ||||||
3. Khả năng làm sạch | Điều 4.6 của TCVN 12648:2020 | Điều 5.8-TCVN 12648:2020 | ||||||
4. Bảo vệ chống tràn | Điều 4.7 của TCVN 12648:2020 | Điều 5.9-TCVN 12648:2020 |
3.2. Bồn tiểu nam treo tường
Đối với bồn tiểu nam treo tường, các chỉ tiêu kỹ thuật cần đánh giá bao gồm:
- Khả năng chịu tải theo 12651:2020
- Đặc tính xả theo TCVN 12651:2020
- Độ sâu nước bịt kín theo TCVN 12651:2020
Tên sản phẩm | Chỉ tiêu kỹ thuật | Mức yêu cầu | Phương pháp thử | |||||
Bồn Tiểu nam treo tường | 1. Khả năng chịu tải | Không bị nứt, tách ra khỏi bức tường hoặc biến dạng vĩnh viễn | Điều 6.6.3 – TCVN 12651:2020 | |||||
2. Đặc tính xả | Theo Điều 6.2 TCVN 12651:2020 | Điều 6.6.1.3-
TCVN 12651:2020 |
||||||
3. Độ sâu nước bịt kín | Theo Điều 6.1, 7.1 của TCVN 12651:2020 | Điều 6.6.1, 7.5.1 – TCVN 12651:2020 |
3.3. Bồn tiểu nữ
Tương tự bồn tiểu nam, bồn tiểu nữ cũng phải đạt yêu cầu về khả năng chịu tải. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu về khả năng làm sạch và bảo vệ chống chảy tràn cũng được kiểm tra kỹ lưỡng.
Tên sản phẩm | Chỉ tiêu kỹ thuật | Mức yêu cầu | Phương pháp thử | |||||
Bồn Tiểu nữ | 1. Khả năng chịu tải | Không xuất hiện bất kỳ vết rạn nứt hoặc biến dạng vĩnh viễn nào | Điều 5.2 – TCVN 12652:2020 | |||||
2. Khả năng làm sạch | Theo Điều 4.3 TCVN 12652:2020 | Điều 5.3 – TCVN 12652:2020 | ||||||
3. Bảo vệ chống chảy tràn | Theo Điều 4.4 TCVN 12652:2020 | Điều 5.4 – TCVN 12652:2020 |
3.4. Bệ xí bệt
Quá trình chứng nhận hợp quy bệ xí bệt sẽ đánh giá dựa trên hai chỉ tiêu chính: tải trọng tĩnh và đặc tính xả. Xem chỉ tiêu kỹ thuật bảng sau:
Tên sản phẩm | Chỉ tiêu kỹ thuật | Mức yêu cầu | Phương pháp thử | |||||
Bệ Xí bệt | 1. Tải trọng tĩnh | Không xuất hiện bất kỳ vết rạn nứt hoặc biến dạng vĩnh viễn nào | Điều 5.7.4 – TCVN 12649:2020 | |||||
2. Đặc tính xả | Theo Điều 5.2 – TCVN 12649:2020 | Điều 5.7.2-TCVN 12652:2020 |
Những chỉ tiêu này giúp đảm bảo rằng các sản phẩm thiết bị vệ sinh đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật mang lại hiệu quả và an toàn cao nhất cho người sử dụng.
4. Lý do cần phải chứng nhận hợp quy thiết bị vệ sinh
Chứng nhận hợp quy thiết bị vệ sinh mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp:
- Chứng nhận hợp quy thiết bị vệ sinh là yêu cầu bắt buộc theo quy định của pháp luật, đảm bảo doanh nghiệp hoạt động đúng quy chuẩn.
- Giúp doanh nghiệp khẳng định chất lượng, củng cố niềm tin của khách hàng và đối tác.
- Các sản phẩm đạt chuẩn hợp quy giúp doanh nghiệp nổi bật hơn trong môi trường kinh doanh, nâng cao vị thế trên thị trường.
- Giúp doanh nghiệp có cơ hội tham gia vào thị trường quốc tế.
- Kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm giúp giảm rủi ro về hàng lỗi, hạn chế các vấn đề liên quan đến bảo hành, từ đó tiết kiệm chi phí sản xuất.
Nhờ những lợi ích này, việc chứng nhận hợp quy trở thành yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
5 . Các phương thức dùng để chứng nhận hợp quy thiết bị vệ sinh
Có hai phương thức có thể được áp dụng cho việc chứng nhận hợp quy thiết bị vệ sinh, bao gồm phương thức 5 và phương thức 7, cụ thể như sau:
- Phương thức 5: Quá trình này bao gồm thử nghiệm mẫu thiết bị vệ sinh điển hình và đánh giá toàn bộ quy trình sản xuất của sản phẩm. Giấy chứng nhận hợp quy được cấp theo phương thức này có thời hạn hiệu lực lên đến 3 năm nhưng yêu cầu phải thực hiện giám sát định kỳ hàng năm để đảm bảo các sản phẩm vẫn đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy chuẩn hiện hành.
- Phương thức 7: Phương thức này thường áp dụng cho các lô sản phẩm thiết bị vệ sinh được nhập khẩu từ nước ngoài. Việc chứng nhận được thực hiện thông qua thử nghiệm và đánh giá chất lượng trên từng lô sản phẩm. Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 có giá trị vĩnh viễn nhưng chỉ áp dụng cho lô hàng cụ thể đã được thử nghiệm và đánh giá, không có hiệu lực cho các lô sản phẩm nhập khẩu tiếp theo.
Cả hai phương thức đều đảm bảo rằng thiết bị vệ sinh đạt chất lượng và tuân thủ các quy định của QCVN 16:2023/BXD, giúp doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tiêu chuẩn và an toàn.
6 Quy trình, trình tự chứng nhận hợp quy thiết bị vệ sinh theo QCVN 16:2023/BXD
Quy trình chứng nhận hợp quy thiết bị vệ sinh theo QCVN 16:2023/BXD được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: OPACONTROL sẽ tiếp nhận thông tin yêu cầu chứng nhận hợp quy từ khách hàng. Trong giai đoạn này, tổ chức sẽ xác định thông tin cần thiết liên quan đến sản phẩm thiết bị vệ sinh.
Bước 2: Sau khi tiếp nhận yêu cầu, OPACONTROL sẽ xây dựng kế hoạch cụ thể cho quá trình chứng nhận và hoàn thiện hồ sơ cần thiết để tiến hành đánh giá.
Bước 3: Đoàn chuyên gia của OPACONTROL sẽ tiến hành đánh giá sơ bộ tại cơ sở sản xuất. Giai đoạn này bao gồm việc kiểm tra điều kiện sản xuất và chỉ ra các điểm cần cải thiện để đáp ứng yêu cầu chứng nhận.
Bước 4: Mẫu sản phẩm thiết bị vệ sinh sẽ được lấy từ cơ sở sản xuất để thực hiện các thử nghiệm cần thiết. Các chỉ tiêu kỹ thuật sẽ được kiểm tra theo quy định của QCVN 16:2023/BXD.
Bước 5: Sau khi hoàn tất thử nghiệm, kết quả sẽ được đánh giá để xác định xem sản phẩm có đáp ứng đủ tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định an toàn hay không.
Bước 6: Nếu các yêu cầu đều đạt tiêu chuẩn, OPACONTROL sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm thiết bị vệ sinh. Giấy chứng nhận này sẽ chứng minh rằng sản phẩm đáp ứng các quy định hiện hành và có thể lưu hành trên thị trường.
Bước 7: Đối với các phương thức chứng nhận yêu cầu giám sát, tổ chức sẽ thực hiện đánh giá định kỳ để đảm bảo rằng sản phẩm luôn duy trì tiêu chuẩn chất lượng trong suốt thời gian hiệu lực của chứng nhận.
7. Dịch vụ chứng nhận hợp quy thiết bị vệ sinh
OPACONTROL là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực chứng nhận hợp quy thiết bị vệ sinh theo tiêu chuẩn QCVN 16:2023/BXD. Với phòng thí nghiệm hiện đại và đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng:
- Kết quả chính xác, nhanh chóng: Quy trình kiểm nghiệm tối ưu, sử dụng công nghệ tiên tiến giúp rút ngắn thời gian và đảm bảo độ tin cậy cao.
- Tư vấn chuyên sâu: Đội ngũ chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình chứng nhận, từ việc chuẩn bị hồ sơ đến giải đáp các thắc mắc kỹ thuật.
- Chi phí hợp lý: Chúng tôi cung cấp dịch vụ với mức giá cạnh tranh và minh bạch, giúp khách hàng tiết kiệm chi phí.
Chứng nhận hợp quy thiết bị vệ sinh theo QCVN 16:2023/BXD là quy trình bắt buộc nhằm đảm bảo các sản phẩm thiết bị vệ sinh đáp ứng đủ tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn. Việc tuân thủ quy định vừa giúp doanh nghiệp hoạt động hợp pháp đồng thời tạo dựng niềm tin cho khách hàng.
Liên hệ ngay với OPACONTROL được hỗ trợ và tư vấn chi tiết về quy trình chứng nhận hợp quy.
Theo dõi thêm nội dung của OPACONTROL qua các kênh sau:
- Website: Opacontrol.com.vn
- Hotline: 1800.64.64.38
- Email: opa@opacontrol.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/opacontrol
- Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCU9T4VifByu82iH5MLQxyiQ