Chứng nhận hợp quy gạch xây dựng theo QCVN 16:2023/BXD

Chứng nhận hợp quy gạch xây dựng là yếu tố quan trọng giúp đảm bảo sản phẩm gạch đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia. Theo QCVN 16:2023/BXD, các loại gạch dùng trong xây dựng cần được kiểm tra và chứng nhận hợp quy nhằm đảm bảo an toàn, độ bền, và chất lượng cho các công trình. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về quy trình và tiêu chuẩn chứng nhận hợp quy gạch xây dựng theo quy chuẩn mới nhất.

1. Định nghĩa chứng nhận hợp quy gạch xây dựng

Chứng nhận hợp quy gạch xây dựng là quá trình kiểm tra, đánh giá và xác nhận rằng sản phẩm “gạch xây dựng” sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu đáp ứng các yêu cầu về an toàn và chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 16:2023/BXD. Quy trình này được thực hiện bởi các tổ chức được chỉ định, nhằm đảm bảo gạch xây dựng khi lưu thông trên thị trường và sử dụng trong các công trình đều đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng công trình về lâu dài đáp ứng đủ tính ổn định và an toàn khi sử dụng.

Hiện nay, các đối tượng cần sử dụng gạch xây dựng đã được chứng nhận hợp quy thường là:

Các đơn vị, công ty sản xuất gạch trong nước: Các doanh nghiệp sản xuất các loại gạch ốp lát, gạch đất sét nung, và gạch bê tông đều phải thực hiện chứng nhận hợp quy theo QCVN 16:2023/BXD nhằm đảm bảo sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Các đơn vị, công ty nhập khẩu gạch: Các doanh nghiệp nhập khẩu các loại gạch từ nước ngoài theo lô để sử dụng trong xây dựng hoặc kinh doanh cũng cần chứng nhận hợp quy. Việc này giúp đảm bảo các sản phẩm nhập khẩu phù hợp với tiêu chuẩn quy định trong nước.

Gạch xây dựng
Gạch xây dựng là sản phẩm cần phải hợp quy theo QC 16

2. Những loại gạch xây dựng cần chứng nhận hợp quy

OPACONTROL liệt kê cho quý khách các loại gạch xây dựng cần chứng nhận hợp quy theo QCVN 16:2023/BXD bao gồm:

Nhóm gạch dùng để ốp lát bao gồm gạch gốm ốp lát và gạch bê tông tự chèn.

Loại sản phẩm Mã hồ sơ
Gạch gốm ốp lát Gạch lát đường, lát nền và lòng lò hoặc gạch ốp tường, không tráng men 6907.21.91
Gạch lát đường, lát nền và lòng lò hoặc gạch ốp tường, đã tráng men 6907.21.93
Gạch lát đường, lát nền và lòng lò hoặc gạch ốp tường, không tráng men 6907.22.91
Gạch lát đường, lát nền và lòng lò hoặc gạch ốp tường, đã tráng men 6907.22.93
Gạch lát đường, lát nền và lòng lò hoặc gạch ốp tường, không tráng men 6907.23.91
Gạch lát đường, lát nền và lòng lò hoặc gạch ốp tường, đã tráng men 6907.23.93
Loại khác, không tráng men 6907.21.92
Loại khác, không tráng men 6907.22.92
Loại khác, không tráng men 6907.23.92
Loại khác, đã tráng men 6907.21.94
Loại khác, đã tráng men 6907.22.94
Loại khác, đã tráng men 6907.23.94
Gạch bê tông tự chèn Tấm lát (tiles) 68101910

 

Nhóm gạch dùng để làm vật liệu xây bao gồm: gạch đất sét nung và gạch bê tông

Sản phẩm Mã hồ sơ
Gạch đất sét nung Gạch rỗng đất sét nung (gạch Tuynel, gạch nung, gạch đỏ) gồm nhiều kích thước như gạch ống 2 lỗ, gạch ống 4 lỗ, gạch ống 6 lỗ…; 6904.10.00
Gạch bê tông   6810.11.00

 

3. Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các loại gạch cần phải chứng nhận hợp quy theo QCVN 16:2023/BXD

Mỗi loại gạch xây dựng đều có tiêu chuẩn kỹ thuật riêng phải tuân theo để được chứng nhận hợp quy. OPACONTROL sẽ liệt kê cụ thể cho quý khách:

3.1. Gạch gốm ốp lát

Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với gạch gốm ốp lát bao gồm các yếu tố như độ bền nén, độ hút nước, độ mài mòn,…, đảm bảo gạch có độ cứng và khả năng chống thấm tốt trong quá trình sử dụng được quy định tại bảng C theo QCVN 16:2023/BXD.

 

Vật liệu ốp lát
Gạch gốm ốp lát Theo Phụ lục c 6907.21.91

6907.21.93

6907.22.91

6907.22.93

6907.23.91

6907.23.93

6907.21.92

6907.22.92

6907.23.92

6907.21.94

6907.22.94

6907.23.94

 

Phụ lục C – Gạch gốm ốp lát

Bảng c -1. Gạch gốm ốp lát ép bán khô (Nhóm B)

Chỉ tiêu kỹ thuật Mức yêu cầu Phương pháp thử
Bla

Ev 0,5%

Blb 0,5% < Ev 3% Blla 3% < Ev 6% Bllb 6%<Ev10% BUI

Ev> 10%

Độ hút nước, Ev, % khối lượng TCVN 6415-3:2016 (ISO 10545-3:1995)
– Trung bình Ev  ≤ 0,5% 0,5% < Ev ≤ 3% 3% < Ev ≤ 6% 6%<Ev ≤10% Ev> 10%
– Của từng mẫu, không lớn hơn 0,6 3,3 6,5 11
Độ bền uốn, MPa TCVN 6415-4:2016 (ISO 10545-4:2014)
– Trung bình, không nhỏ hơn 35 30 22 18 12(d>7,5)

15(d<7,5)

– Của từng mẫu, không nhỏ hơn 32 27 20 16
Độ chịu mài mòn
Độ chịu mài mòn sáu đối với gạch không phủ men, tính bằng thể tích vật liệu bị hao hụt khi mài mòn, mm3, không lớn hơn 175 175 345 540 TCVN 6415-6:2016 (ISO 10545-6:2010)
Độ chịu mài mòn đối với gạch phủ men, tính theo giai đoạn mài mòn bắt đầu xuất hiện khuyết tật, cấp I, II, III, IV I, II, III, IV I, II, III, IV I, II, III, IV I, II, III, IV TCVN 6415-7:2016 (ISO 10545-7:1996)
Hệ số giãn nở nhiệt dài, từ nhiệt độ phòng thí nghiệm đến 100 °c, 10’6/°C, không lớn hơn 9 TCVN 6415-8:2016 (ISO 10545-8:2014)
Hệ số giãn nở ẩm, mm/m, không lớn hơn 0,6 TCVN 6415-10:2016 (ISO 10545-10:1995)

Bảng c – 2. Gạch gốm ốp lát đùn dẻo (Nhóm A)

Gạch gốm ốp lát
Gạch gốm ốp lát cũng cần chứng nhận hợp quy
Chỉ tiêu kỹ thuật Mức yêu cầu Phương pháp thử
Ala Ev< 0,5% Alb

0,5 < Ev < 3%

Alla-1 3% < Ev < 6% Alla-2 3% < Ev < 6% Allb-1 6% < Ev < 10% Allb-2 6% < Ev< 10% Alll Ev > 10%
Độ hút nước, Ev, % khối lượng TCVN 6415-3:2016 (ISO 10545- 3:1995)
– Trung bình Ev < 0,5% 0,5 < Ev ≤ 3% 3% < Ev ≤ 6% 3% < Ev  ≤ 6% 6% < Ev ≤ 10% 6%<Ev ≤10% Ev > 10%
– Của từng mẫu, không lớn hơn 0,6 3,3 6,5 6,5 11 11
Độ bền uốn, MPa TCVN 6415-4:2016 (ISO 10545- 4:2014)
-Trung bình, không nhỏ hơn 28 23 20 13 17,5 9 8
– Của từng mẫu, không nhỏ hơn 21 18 18 11 15 8 7
Độ chịu mài mòn
Độ chịu mài mòn sâu đối với gạch không phủ men, tính bằng thể tích vật liệu bị hao hụt khi mài mòn, mm3, không lớn hơn 275 275 393 541 649 1062 2365 TCVN 6415-6:2016 (ISO 10545- 6:2010)
Độ chịu mài mòn đối với gạch phủ men, tính theo giai đoạn mài mòn bắt đầu xuất hiện khuyết tật, cấp I, II, III, IV I, II, III, IV TCVN 6415-7:2016 (ISO 10545- 7:1996)
Hệ số giãn nở nhiệt dài, từ nhiệt độ phòng thí nghiệm đến 100 °c, 10-6/°C, không lớn hơn 10 TCVN 6415- 8:2016 (ISO 10545- 8:2014)
Hệ số giãn nở ẩm, mm/m, không lớn hơn 0,6 TCVN 6415- 10:2016 (ISO 10545- 10:1995)
Ghi chú:

(*) Cỡ lô sản phẩm gạch gốm ốp lát không lớn hơn 1500 m2. Đối với sản phẩm gạch gốm ốp lát (thứ tự 1 mục III, Bảng 1), quy định cụ thể về quy cách mẫu và chỉ tiêu kỹ thuật cần kiểm tra như sau: 

Đối với gạch có kích thước cạnh nhỏ hơn 2 cm (có thể ở dạng viên/thanh hay dán thành vỉ): cần kiểm tra chỉ tiêu: 1., 5, 6; số lượng mẫu thử: 12 viên gạch nguyên hoặc không nhỏ hơn 0,25 m2.

Đối với gạch có kích thước cạnh từ 2cm đến nhỏ hơn 10cm (có thể ờ dạng viên/thanh hay dán thành vỉ): cần kiểm tra chì tiêu: 1., 3., 5, 6; số lượng mẫu thử: 12 viên gạch nguyên hoặc không nhỏ hơn 0,25 m2.

Đổi với gạch có kích thước cạnh từ 10cm đến nhỏ hơn 20cm: cần kiểm tra chỉ tiêu số 1., 3., 4., 5, 6..; số lượng mẫu thử: 20 viên gạch nguyên hoặc không nhỏ hơn 0,36 m2.

Đối với gạch có kích thước cạnh lớn hơn hoặc bằng 20cm: cần kiểm tra chỉ tiêu 1., 2., 3., 4., 5, 6,.; số lượng mẫu: 10 viên gạch nguyên và/hoặc không nhỏ hơn 0,5 m2.

Kích thước cạnh được tính đổi với kích thước cạnh lớn nhất.

3.2. Gạch đất sét nung

Với gạch đất sét nung, các tiêu chí cần đánh giá trong bảng phụ lục F của QCVN 16:2023/BXD do Bộ Xây Dựng ban hành bao gồm cường độ nén, độ hút nước,…. Những yếu tố này giúp đảm bảo gạch đất sét nung có khả năng chịu lực và bền bỉ trong các công trình xây dựng.

 

Gạch đất sét nung Theo Phụ lục F 6904.10.00

 

Phụ lục F – Gạch đất sét nung

Chỉ tiêu kỹ thuật Mức yêu câu Phương pháp thử
Gạch đặc Gạch rỗng
Cường độ nén và uốn Bảng F TCVN 6355-2:2009

TCVN 6355-3:2009

Độ hút nước, %, không lớn hơn 16 16 TCVN 6355-4:2009

 

Bảng F – Cường độ nén và uốn của gạch đất sét nung

Gạch rông Gạch đặc
Mác gạch Cường độ nén Cường độ uốn Mác gạch Cường độ nén Cường độ uốn
Trung bình cho 5 mẫu thử Nhỏ nhất cho 1 mẫu thử Trung bình cho 5 mẫu thử Nhỏ nhất cho 1 mẫu thử Trung bình cho 5 mẫu thử Nhỏ nhất cho 1 mẫu thử Trung bình cho 5 mẫu thử Nhỏ nhất cho 1 mẫu thử
M 125 12,5 10 1,8 0,9 M 200 20 15 3,4 1,7
M 100 10 7,5 1,6 0,8 M 150 15 12,5 2,8 1,4
M 75 7,5 5 1,4 0,7 M 125 12,5 10 2,5 1,2
M 50 5 3,5 1,4 0,7 M 100 10 7,5 2,2 1,1
M 35 3,5 2,5 M 75 7,5 5 1,8 0,9
M 50 5 3,5 1,6 0,8

 

3.3. Gạch bê tông 

Gạch bê tông phải đáp ứng các yêu cầu về cường độ chịu nén, khối lượng thể tích,độ hút nước và khả năng chống thấm nước. Đặc biệt, cường độ chịu nén của gạch bê tông là yếu tố quan trọng quyết định đến độ bền và khả năng sử dụng trong các công trình.

 

Gạch bê tông Theo Phụ lục G 6810.11.00

 

PHỤ LỤC G – Gạch bê tông

 

Chỉ tiêu kỹ thuật Mức yêu cầu Phương pháp thử Quy cách mẫu
Cường độ chịu nén Bảng G TCVN 6477:2016 Lấy 10 viên bất kỳ từ mỗi lô
Độ thấm nước
Độ hút nước TCVN 6355-4:2009

 

Bảng G – Cường độ chịu nén, độ hút nước và độ thấm nước của gạch bê tông

 

Mác gạch Cường độ chịu nén, MPa Độ hút nước, % khối lượng, không lớn hơn Độ thấm nước, Ưm2.h, không lớn hơn
Trung bình cho ba mẫu thử, không nhỏ hơn Nhỏ nhất cho một mẫu thử Gạch xây không trát Gạch xây có trát
M 3,5 3,5 3,1 14 0,35 16
M 5,0 5 4,5
M 7,5 7,5 6,7 12
M 10,0 10 9
M 12,5 12,5 11,2
M 15,0 15 13,5
M 20,0 20 18

 

Việc chứng nhận hợp quy theo QCVN 16:2023/BXD đối với các loại gạch xây dựng như gạch gốm ốp lát, gạch đất sét nung, và gạch bê tông là yêu cầu bắt buộc nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn và tính bền vững trong các công trình xây dựng. Mỗi loại gạch đều có những tiêu chí kỹ thuật cụ thể. Tuân thủ các tiêu chuẩn này giúp sản phẩm đạt được chứng nhận hợp quy dễ dàng lưu thông tăng độ cạnh tranh trên thị trường.

4. Tại sao cần phải chứng nhận hợp quy gạch xây dựng theo QCVN 16:2023/BXD

Chứng nhận hợp quy gạch xây dựng bao gồm gạch gốm ốp lát, gạch đất sét nung, gạch bê tông là bắt buộc theo quy định của nhà nước và mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nhà thầu và người tiêu dùng. Cụ thể:

  • Đảm bảo tuân thủ pháp luật: Việc chứng nhận hợp quy giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp lý, tránh rủi ro về pháp lý trong quá trình kinh doanh.
  • Nâng cao uy tín và chất lượng sản phẩm: Sản phẩm gạch được chứng nhận hợp quy có thể tăng sức cạnh tranh trên thị trường, tạo niềm tin với khách hàng và đối tác.
  • Bảo vệ công trình: Việc sử dụng gạch đạt chứng nhận hợp quy giúp đảm bảo chất lượng và an toàn cho công trình xây dựng, hạn chế sự cố và chi phí bảo trì.
  • Bảo vệ người tiêu dùng: Đảm bảo chất lượng công trình, tránh các sự cố đáng tiếc.

5. Những phương thức chứng nhận hợp quy gạch theo QCVN 16:2023/BXD 

Có ba phương thức chứng nhận hợp quy gạch xây dựng, tùy thuộc vào loại hình sản phẩm và quy trình sản xuất:

Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình. Áp dụng cho các loại “gạch xây dựng” có quy trình sản xuất đơn giản hoặc sản xuất số lượng nhỏ.

Phương thức 5: Đánh giá quá trình sản xuất và thử nghiệm mẫu. Áp dụng cho các doanh nghiệp đã có hệ thống quản lý chất lượng ổn định, như ISO 9001.

Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm. Áp dụng cho các sản phẩm “gạch xây dựng” nhập khẩu.

6. Quy trình chứng nhận hợp quy gạch theo QCVN 16:2023/BXD 

Quy trình chứng nhận hợp quy gạch xây dựng bao gồm gạch gốm ốp lát, gạch đất sét nung, và gạch bê tông tại OPACONTROL được thực hiện theo các bước chuẩn hóa, áp dụng chung cho cả sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu.

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu

Đầu tiên, OPACONTROL tiếp nhận thông tin từ khách hàng, tiến hành phân tích nhu cầu và mong muốn cụ thể. Sau khi đánh giá sơ bộ, hai bên sẽ ký kết hợp đồng để xác nhận thỏa thuận và quy trình thực hiện.

Bước 2: Đánh giá tại cơ sở sản xuất

Đội ngũ chuyên gia của OPACONTROL sẽ tổ chức khảo sát thực tế tại cơ sở sản xuất. Quá trình này bao gồm việc lập kế hoạch đánh giá, thực hiện chương trình đánh giá, ghi chép các kết quả, báo cáo và biên bản lấy mẫu để chuẩn bị cho bước thử nghiệm.

Bước 3: Thử nghiệm sản phẩm

Mẫu gạch, đá ốp lát sẽ được đưa vào phòng thử nghiệm được chỉ định để kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật theo yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCV 16:2023/BXD. Kết quả thử nghiệm là cơ sở quan trọng cho việc thẩm định chất lượng sản phẩm.

Bước 4: Cấp giấy chứng nhận

Sau khi có kết quả thử nghiệm và hồ sơ đầy đủ, OPACONTROL sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm dựa trên kết quả đạt chuẩn, hoàn thành quy trình chứng nhận.

7. Chứng nhận hợp quy gạch xây dựng theo QCVN 16:2023/BXD tại OPACONTROL

Gạch đất sét nung là một trong những loại gạch cần phải hợp quy
Gạch đất sét nung là một trong những loại gạch cần phải hợp quy

OPACONTROLl được Bộ Xây Dựng chỉ định thực hiện việc thử nghiệm và chứng nhận chất lượng các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2023/BXD.

  • Trang thiết bị hiện đại: Phòng thử nghiệm tại OPACONTROL được trang bị các thiết bị tiên tiến, chuyên dụng cho việc kiểm tra vật liệu xây dựng, đảm bảo kết quả thử nghiệm chính xác và minh bạch.
  • Đội ngũ chuyên môn cao: OPACONTROL tự hào với đội ngũ kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn vững vàng, được đào tạo chuyên sâu về thử nghiệm vật liệu xây dựng.
  • Tận tâm hỗ trợ khách hàng: OPACONTROL cam kết mang lại dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất, hỗ trợ đầy đủ về các thủ tục pháp lý và đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt quá trình thử nghiệm, chứng nhận sản phẩm.
  • Tiết kiệm và minh bạch: Thủ tục thực hiện nhanh gọn, chi phí hợp lý, rõ ràng, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí mà vẫn đảm bảo tuân thủ đúng các quy định kỹ thuật.

Ngoài việc chứng nhận hợp quy cho gạch xây dựng và gạch ốp lát, OPACONTROL còn cung cấp dịch vụ chứng nhận cho nhiều loại vật liệu xây dựng khác theo QCVN 16:2023/BXD. Doanh nghiệp có nhu cầu vui lòng liên hệ hotline 1800.6464.38 để được tư vấn nhanh chóng.

Hợp quy gạch bê tông tự chèn

Hợp quy cát xây dựng theo QCVN 16:2023/BXD

Theo dõi thêm nội dung của OPACONTROL qua các kênh sau:

Website: Opacontrol.com.vn

Hotline: 1800.6464.38

Email: opa@opacontrol.vn

Facebook: https://www.facebook.com/opacontrol

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCU9T4VifByu82iH5MLQxyiQ

Linkedin: https://www.linkedin.com/in/opacontrol/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *