Than đá là gì?
Than là là một dạng nhiên liệu hóa thạch được hình thành từ thực vật bị chôn vùi trải qua các giai đoạn từ than bùn và dần dần chuyển hóa thành than nâu (hay than non) sau đó thành than hoàn chỉnh cuối cùng là biến đổi thành than đá (cả quá trình biến đổi này là quá trình biến đổi phức tạp của cả sinh học và quá trình biến đổi địa chất mới hình thành nên các mỏ than như ngày nay).
Các loại than đá và ứng dụng
Trong tự nhiên có các loại sau: Than đá, than nâu, than bùn
- Than đá là một loại đá trầm tích có màu nâu đen hoặc đen có thể đốt cháy và thường xuất hiện trọng các tầng đá gồm nhiều lớp hoặc lớp khoáng chất thành phần chính của Than đá là Cacbon. Ứng dụng của than đá chủ yếu là nhiên liệu rắn sử dụng cho quá trình đốt cháy và sản xuất điện năng.
- Than nâu (hay than non) là loại trầm tích có màu nâu có thể đốt cháy được nó còn được xem là loại than đá có hạng thấp nhất vì khả năng sinh nhiệt thấp. Ứng dụng than nâu thường được sử dụng đùng cho các nhà máy nhiệt điện gần nơi khai thác.
- Than bùn là than được hình thành từ sự phân hủy không hoàn toàn của thực vật trong điều kiện yếm khí xảy ra liên tục. Ứng dụng của than bùn sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh hoặc sử dụng nhiên liệu đốt khi trộn với bột than đá dùng trong cuộc sống thường ngày.
Ngoài các loại than trên còn có Than cốc được tạo ra bằng cách nung nóng than mỡ hoặc than dầu trong điều kiện yếm khí tạo ra loại than có hàm lượng Cacbon cao và khả năng nhiệt tạo nhiệt lượng cao. Ứng dụng than cốc là được sử dụng trong ngành công nghiệp luyện kim.
Dựa vào các đặc tính định nghĩa các loại than chúng ta rất khó phân biệt được các loại than tốt hay xấu đáp ứng cho việc sử dụng vào các mục đích khác nhau. Vì thế người ta sử dụng các phương pháp thử nghiệm để đánh giá các loại than để thuận tiện cho việc phân loại và đánh giá chất lượng than giúp sử dụng tối đa được nguồn nhiên liệu này.
Các chỉ tiêu cần thử nghiệm của than đá
Thử nghiệm than bao gồm các thử nghiệm sau:
- Độ ẩm (ISO 589:2008, TCVN 172: 2019)
- Hàm lượng tro (TCVN 173: 2011,ISO 1171:2010)
- Hàm lượng chất bốc (TCVN 174: 2011; ISO562:2010)
- Giá trị tỏa nhiệt toàn phần (TCVN 200: 2011; ISO 1928: 2009, ASTM D5865/D 5865M-19)
- Hàm lượng Lưu huỳnh (TCVN 175: 2015; ISO 334:2013)
Để giúp cho việc phân loại, đánh giá chất lượng than như bảng dưới đây
Chỉ tiêu |
Mức giới hạn |
Phương pháp thử |
|||
Than cục |
Than cám |
Than bùn tuyển |
Than không phân cấp |
||
1. Cỡ hạt |
từ 6 mm đến 100 mm |
không lớn hơn 25 mm |
không lớn hơn 0,5 mm |
không lớn hơn 200 mm |
TCVN 251 (ISO 1953) |
2. Tỷ lệ cỡ hạt khi giao nhận ban đầu, không lớn hơn |
20 % (dưới cỡ) |
10 % (trên cỡ) |
15 % (trên cỡ) |
– |
TCVN 4307 |
3. Độ tro khô (Ak) |
từ 3,00 % đến 16,00 % |
từ 5,00 % đến 45,00 % |
từ 27,01 % đến 35,00 % |
từ 31,01 % đến 45,00 % |
TCVN 173 (ISO 1171) |
4. Hàm lượng ẩm toàn phần (Wtp), không lớn hơn |
6,00 % |
23,00 % |
25,00 % |
16,00 % |
TCVN 172 (ISO 589) |
5. Hàm lượng chất bốc khô (Vk), không lớn hơn |
8,00 % |
15,00 % |
8,00 % |
36,00 % |
TCVN 174 (ISO 652) |
6. Hàm lượng lưu huỳnh chung khô (Skch ), không lớn hơn |
1,75 % |
4,00 % |
1,75 % |
9,00 % |
TCVN 175 (ISO 334) |
7. Trị số tỏa nhiệt toàn phần khô (Qkgr), không nhỏ hơn |
6 700 Cal/g |
4 100 Cal/g |
5 000 Cal/g |
3 650 Cal/g |
TCVN 200 (ISO 1928) |
Trên đây đã khái quát một phần về các loại than và ứng dụng của chúng giúp cho chúng ta có cái nhìn tổng quan nhất về than và cách phân loại, đánh giá chất lượng than, cách lựa chọn các loại than đúng theo yêu cầu sau quá trình thử nghiệm.
Một số thiết bị để xác định những chỉ tiêu trên:
Máy đo trị số tỏa nhiệt
Lò nung xác định hàm lượng chất bốc
Lò nung xác định hàm lượng tro, và hàm lượng lưu huỳnh theo phương pháp khối lượng
Tại sao nên thử nghiệm than đá tại Opacontrol
- Trang thiết bị hiện đại: Trung tâm thí nghiệm kiểm định chất lượng Opacontrol được đầu tư phòng thử nghiệm với máy móc thiết bị hiện đại, chuyên sâu về vật liệu xây dựng, đảm bảo tính chính xác, trung thực của kết quả thử nghiệm.
- Đội ngũ chuyên nghiệp: Đội ngũ kỹ thuật viên, thử nghiệm viên trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động thử nghiệm và chứng nhận vật liệu xây dựng.
- Tận tâm với khách hàng: Opacontrol có thể hỗ trợ và hướng dẫn doanh nghiệp đạt được chứng nhận theo các tiêu chuẩn sản phẩm bằng năng lực của tổ chức chứng nhận nhiều năm kinh nghiệm và đầy đủ năng lực pháp lý.
- Tiết kiệm: Thủ tục và chi phí rõ ràng, hợp lý đáp ứng toàn diện mọi yêu cầu của khách hàng, đem đến giá trị thực cho các doanh nghiệp hợp tác.
Để được tư vấn và kiểm tra chất lượng một cách tốt nhất hãy liên hệ với chúng tôi công ty TNHH Chứng Nhận Và Kiểm Định Chất Lượng Opacontrol
1900.0206 – 1800.646480