Chứng nhận hợp quy thang máng cáp theo QCVN 16:2023/BXD

Thang máng cáp là một hệ thống cấu trúc được chế tạo từ sắt hoặc thép, có nhiệm vụ lắp đặt và bảo vệ các loại dây cáp điện, cáp mạng, ống dẫn và các loại dây khác trong các công trình xây dựng như tòa nhà, nhà máy hoặc trung tâm dữ liệu. Theo quy định pháp luật, cần phải chứng nhận hợp quy thang cáp và máng cáp dựa trên quy chuẩn QCVN 16:2023/BXD

1. Định nghĩa chứng nhận hợp quy thang máng cáp

Chứng nhận hợp quy thang máng cáp là quá trình kiểm tra và chứng minh rằng sản phẩm thang và máng cáp đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn quy định tại QCVN 16:2023/BXD. 

Việc kiểm định này được thực hiện bởi các tổ chức độc lập, không liên quan đến nhà sản xuất nhằm đảm bảo tính khách quan và độ tin cậy. Khi sản phẩm vượt qua quy trình chứng nhận hợp quy thang máng cáp , doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận hợp quy và sản phẩm được phép mang dấu CR, minh chứng cho sự tuân thủ quy chuẩn. 

Điều này là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu và phân phối thang máng cáp, nhằm đảm bảo sản phẩm đáp ứng đầy đủ các quy định khi tung ra thị trường.

Thang máng cáp cần phải hợp quy
Thang máng cáp cần phải hợp quy trước khi kinh doanh trên thị trường VN

2. Chỉ tiêu kỹ thuật của thang máng cáp theo QCVN 16:2023/BXD 

Chỉ tiêu kỹ thuật của thang máng cáp theo QCVN 16:2023/BXD được quy định nhằm đảm bảo an toàn và hiệu suất cho các hệ thống thang cáp và máng cáp sử dụng trong lắp đặt điện của công trình. 

Dưới đây là các chỉ tiêu kỹ thuật quan trọng:

 

Tên sản phẩm Chỉ tiêu kỹ thuật Mức yêu cầu Phương pháp thử
Hệ thống thang cáp và máng cáp bằng sắt hoặc thép sử dụng trong lắp đặt điện của công trình 1. Độ bền cơ học Đảm bảo khả năng chịu tải làm việc an toàn – SWL Điều 10.1 TCVN 10688:2015 (IEC 61537:2006)
2. Khả năng chống cháy lan Có khả năng chống ngọn lửa cháy lan TCVN 9900-2- 11:2013 (IEC 60695-2- 11:2000) TCVN 9900-11- 2:2013 (IEC 60695-11- 2:2003)

Các tiêu chuẩn và phương pháp thử nêu trên đảm bảo rằng hệ thống thang máng cáp đáp ứng các yêu cầu khắt khe về độ an toàn và hiệu quả trong quá trình sử dụng.

3. Chứng nhận hợp quy thang máng cáp để làm gì?

Chứng nhận hợp quy thang máng cáp không chỉ giấy chứng nhận đảm bảo an toàn khi thi công và sử dụng mà còn đem lại nhiều lợi ích thiết thực

3.1. Đối với doanh nghiệp

– Chứng nhận hợp quy thang máng cáp là một công cụ tiếp thị hữu ích, giúp doanh nghiệp khẳng định chất lượng sản phẩm, tạo ưu thế cạnh tranh và tăng cường sự uy tín của thương hiệu trên thị trường.

– Nhiều dự án lớn, đặc biệt là các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, yêu cầu sản phẩm phải có chứng nhận hợp quy. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng tham gia đấu thầu và mở rộng thị trường.

– Tuân thủ các quy định pháp lý các là nghĩa vụ cần phải tuân theo của các doanh nghiệp.

3.2. Đối với người dùng

Chứng nhận hợp quy thang máng cáp là thể hiện cho việc đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật và an toàn, giúp giảm nguy cơ xảy ra sự cố, bảo vệ tính mạng và tài sản của người sử dụng.

4. Mức phạt khi không chứng nhận hợp quy thang máng cáp theo quy định pháp luật

Không thực hiện chứng nhận hợp quy thang máng cáp là hành vi vi phạm pháp luật và có thể dẫn đến các hình thức xử phạt từ cơ quan chức năng. Theo quy định hiện hành, việc không thực hiện chứng nhận hợp quy có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp bao gồm việc bị phạt tiền, thu hồi sản phẩm hoặc cấm sản phẩm thang máng cáp không có chứng nhận lưu thông trên thị trường.

Cụ thể, theo Nghị định 119/2017/NĐ-CP, các mức phạt được quy định như sau:

  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không lập và lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy.
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng phải công bố hợp quy.
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chứng nhận hợp quy trong sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng phải chứng nhận hợp quy hoặc sử dụng giấy chứng nhận hợp quy.

Ngoài ra, tổng mức phạt cho các hành vi vi phạm liên quan đến việc không lưu giữ hồ sơ hợp quy, không công bố hợp quy, và không thực hiện chứng nhận hợp quy có thể lên đến 110 triệu đồng.

Vì vậy, việc tuân thủ các quy định về chứng nhận hợp quy không chỉ giúp doanh nghiệp tránh bị phạt mà còn đảm bảo an toàn và chất lượng cho sản phẩm của mình trong thị trường.

Chứng nhận hợp quy thang máng cáp
Chứng nhận hợp quy thang máng cáp

5. Những phương thức chứng nhận hợp quy thang máng cáp tại OPACONTROL

Hiện nay, có ba phương thức chứng nhận hợp quy cho thang máng cáp theo tiêu chuẩn QCVN 16:2023/BXD. Dưới đây là thông tin chi tiết về từng phương thức:

Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình với sản phẩm “ thang máng cáp”

Ở phương thức 1 giấy chứng nhận hợp quy sẽ được cấp cho mỗi lô sản phẩm thang máng cáp nhập khẩu. Mẫu hàng hóa được lấy thử nghiệm phải đáp ứng tiêu chuẩn và phương thức này thường áp dụng cho các sản phẩm thang máng cáp nhập khẩu từ các nhà máy nước ngoài đã được công nhận theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tiêu chuẩn tương đương.

Thời gian chứng nhận hợp quy ở phương thức 1 sẽ có hiệu lực trong vòng 1 năm

Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu sản phẩm từ nơi sản xuất hoặc thị trường

Kết hợp thử nghiệm các mẫu sản phẩm thang máng cáp với đánh giá quá trình sản xuất.

Giấy chứng nhận có hiệu lực tối đa 3 năm và hàng năm phải tổ chức đánh giá lại.

Phương thức này thường được áp dụng cho hàng hóa sản xuất trong nước, nơi doanh nghiệp đã xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001.

Phương thức 7: Thử nghiệm mẫu theo lô sản phẩm thang máng cáp nhập khẩu.

Phương thức này thường áp dụng cho những lô sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam. Giấy chứng nhận chỉ có hiệu lực cho từng lô hàng cụ thể.

6. Trình tự, quy trình chứng nhận hợp quy  thang máng cáp  tại OPACONTROL

OPACONTROL xin giới thiệu đến quý khách quy trình chứng nhận hợp quy cho thang máng cáp như sau::

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu chứng nhận

OPACONTROL bắt đầu bằng việc tiếp nhận yêu cầu chứng nhận hợp quy cho sản phẩm thang máng cáp từ khách hàng. Sau khi nhận được thông tin, chúng tôi sẽ tiến hành lập kế hoạch và hoàn thiện hồ sơ để chuẩn bị cho quá trình đánh giá chứng nhận.

Bước 2: Đánh giá tại cơ sở

Đoàn chuyên gia của OPACONTROL sẽ thực hiện đánh giá sơ bộ tại cơ sở sản xuất. Trong giai đoạn này, chúng tôi sẽ xác định những điểm cần cải thiện để doanh nghiệp có thể kịp thời điều chỉnh. Đồng thời, chúng tôi sẽ lấy mẫu sản phẩm thang máng cáp để phục vụ cho công tác thử nghiệm.

Bước 3: Thử nghiệm mẫu sản phẩm

Các mẫu sản phẩm thang máng cáp sẽ được tiến hành thử nghiệm dựa trên các chỉ tiêu kỹ thuật, bao gồm độ bền cơ học và khả năng chống cháy lan, theo quy định tại QCVN 16:2023/BXD.

Thử nghiệm thang máng cáp
Thử nghiệm thang máng cáp

Bước 4: Cấp chứng nhận hợp quy

Khi đã có kết quả thử nghiệm và đánh giá đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật của QCVN 16:2023/BXD, OPACONTROL sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm thang máng cáp.

Qua quy trình này, OPACONTROL mong muốn cung cấp dịch vụ chứng nhận hợp quy hiệu quả và chuyên nghiệp nhất cho quý khách hàng. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc tư vấn kỹ thuật, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1800 64 64 38 để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác.

Để tìm hiểu về các thông tin khác, quý khách theo dõi theo dõi thêm nội dung của OPACONTROL qua các kênh sau:

  • Website: Opacontrol.com.vn
  • Hotline: 1800.64.64.38
  • Email: opa@opacontrol.vn
  • Facebook: https://www.facebook.com/opacontrol
  • Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCU9T4VifByu82iH5MLQxyiQ

Chứng nhận hợp quy thạch cao Phospho

Chứng nhận hợp quy tấm thạch cao panel

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *