Theo quy định của nhà nước, cát xây dựng (cát nghiền và cát tự nhiên), phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt mới được phép lưu thông trên thị trường. Cát được chứng nhận hợp quy sẽ đảm bảo chất lượng công trình ổn định và lâu bền về lâu dài. Sau đây, OPACONTROL sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng nhận hợp quy cát xây dựng áp theo các tiêu chuẩn kỹ thuật QCVN 16:2023/BXD được ban hành mới nhất hiện nay.
1. Định nghĩa hợp quy cát xây dựng ( cát nghiền, cát tự nhiên) dùng cho bê tông và vữa
Chứng nhận hợp quy cát xây dựng là quá trình kiểm tra, đánh giá và chứng nhận chất lượng của cát (bao gồm cát nghiền và cát tự nhiên) dùng cho bê tông và vữa để đảm bảo sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật được quy định trong QCVN 16:2023/BXD.
Cát xây dựng dùng cho bê tông và vữa phải đáp ứng các yêu cầu về thành phần hạt, hàm lượng hạt, hàm lượng tạp chất, kích thước hạt, đảm bảo tính an toàn và hiệu quả trong xây dựng và môi trường.
2. Chỉ tiêu, tiêu chuẩn kỹ thuật của hợp quy cát xây dựng dùng cho bê tông và vữa theo QCVN 16:2023/BXD
Theo QCVN 16:2023/BXD yêu cầu về chỉ tiêu kỹ thuật của cát xây dựng ( cát nghiền, cát tự nhiên) dùng trong bê tông và vữa được quy định dưới bảng sau:
Cốt liệu xây dựng | Chỉ tiêu kỹ thuật | Mức yêu cầu | Phương pháp thử | |||||
Cát nghiền cho bê tông và vữa | 1. Thành phần hạt(b) | Theo Bảng 1 của TCVN 9205:2012 | TCVN 7572-2:2006 | |||||
2. Hàm lượng hạt có kích thước nhỏ hơn 75 ụm(b) | Theo Điều 3.5 của TCVN 9205:2012 | TCVN 9205:2012 | ||||||
3. Hàm lượng hạt sét, %, không lớn hơn | 2 | TCVN 7572-8:2006 | ||||||
4. Hàm lượng ion clorua (cr), không vượt quá(a) | Theo Bảng 2 của TCVN 9205:2012 | TCVN 7572-15:2006 | ||||||
5. Khả năng phản ứng kiềm – silic | Trong vùng cốt liệu vô hại | TCVN 7572-14:2006 | ||||||
Cát tự nhiên dùng cho bê tông và vữa | 1. Thành phần hạt | Theo Bảng 1 của TCVN 7570:2006 | TCVN 7572-2:2006 | |||||
2. Hàm lượng các tạp chất:
– Sét cục và các tạp chất dạng cục – Hàm lượng bụi, bùn, sét |
Theo Bảng 2 của TCVN 7570:2006 | TCVN 7572-8:2006 | ||||||
3. Tạp chất hữu cơ | Không thẫm hơn màu chuẩn | TCVN 7572-9:2006 | ||||||
4. Hàm lượng ion clorua (Cl‘)(a) | Theo Bảng 3 của TCVN 7570:2006 | TCVN 7572-15:2006 | ||||||
5. Khả năng phản ứng kiềm – silic | Trong vùng cốt liệu vô hại | TCVN 7572-14:2006 | ||||||
(a) Có thể sử dụng cốt liệu có hàm lượng ion Ch vượt quá các quy định này nếu tổng hàm lượng ion Ch trong 1 m3 bê tông từ tất cả các nguồn vật liệu chế tạo, không vượt quá 0,6 kg đối với bê tông cốt thép thường và không vượt quá 0,3 kg đối với bê tông cốt thép dự ứng lực.
<b) Có thể sử dụng cát nghiền có hàm lượng hạt lọt qua sàng có kích thước lỗ sàng 140 pm và 75 ụm khác với các quy định này nếu kết quả thí nghiệm cho thấy không ảnh hưởng đến chất lượng bê tông và vữa. |
Các yêu cầu về chỉ tiêu kỹ thuật của cát xây dựng theo QCVN 16:2023/BXD đảm bảo rằng cát sử dụng trong bê tông và vữa có chất lượng tốt nhất, phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia. Việc tuân thủ các tiêu chí này giúp đảm bảo tính ổn định, độ bền và an toàn của công trình, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế và tuổi thọ của các công trình xây dựng.
3. Thông tin bổ sung thêm trong QCVN 16:2023/BXD đối với cát xây dựng ( cát nghiền, cát tự nhiên)
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2023/BXD, được ban hành kèm theo Thông tư số 04/2023/TT-BXD, đã cập nhật những quy định mới nhất đối với cát xây dựng, đặc biệt là cát nghiền dùng cho bê tông và vữa. Một trong những điểm mới đáng chú ý là việc bổ sung tiêu chí về “hàm lượng hạt sét”.
“Hàm lượng hạt sét, % không lớn hơn” đối với cát nghiền dùng cho bê tông và vữa. Chỉ tiêu này được đánh giá dựa trên phương pháp thử theo tiêu chuẩn TCVN 7572-8:2006, giúp kiểm soát chất lượng của cát nhằm đảm bảo độ bền và tính ổn định cho công trình xây dựng.
So với quy chuẩn trước đó, tiêu chí này được đưa ra dựa trên kết quả nghiên cứu và thực tiễn sản xuất, nhằm hạn chế ảnh hưởng của hạt sét đến tính chất cơ lý của bê tông và vữa. Phiên bản mới không chỉ nâng cao tính chi tiết mà còn đảm bảo tiêu chí đánh giá cát xây dựng ngày càng sát thực tế và hiệu quả hơn trong việc kiểm soát chất lượng vật liệu.
4. Đối tượng nào cần phải có chứng nhận hợp quy cát xây dựng
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, mọi tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực cát xây dựng đều phải thực hiện công bố hợp quy, bao gồm:
- Các doanh nghiệp trực tiếp tham gia khai thác cát tự nhiên từ các mỏ lộ thiên, sông, hồ…
- Các đơn vị thực hiện nạo vét sông, hồ, nơi mà cát là sản phẩm sau quá trình nạo vét.
- Các công ty nhập khẩu cát tự nhiên hoặc cát nghiền phục vụ cho xây dựng.
- Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh cát nghiền.
Tại Việt Nam, do nhu cầu xây dựng lớn, hoạt động nhập khẩu cát xây dựng tập trung chủ yếu tại các tỉnh thành phía Nam. Chính vì vậy, nhu cầu chứng nhận hợp quy cát xây dựng tại khu vực này là phổ biến hơn so với các khu vực khác.
5. Những lợi ích khi chứng nhận hợp quy cát xây dựng ( cát nghiền, cát tự nhiên) dùng cho bê tông và vữa
Việc thực hiện chứng nhận hợp quy cát xây dựng không chỉ là yêu cầu bắt buộc theo quy định pháp luật mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các đơn vị sản xuất, khai thác, kinh doanh, và sử dụng cát xây dựng. Cụ thể:
- Đầu tiên, chứng nhận hợp quy giúp tăng uy tín, tạo dựng niềm tin với khách hàng, từ đó mở rộng thị trường và tăng doanh thu.
- Thứ 2, việc đảm bảo chất lượng sản phẩm sẽ giúp giảm thiểu rủi ro, giảm chi phí sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh.
- Hơn nữa, việc sử dụng cát xây dựng đạt chuẩn sẽ góp phần nâng cao chất lượng công trình, giảm thiểu chi sai sót, đảm bảo an toàn cho cộng đồng và tạo ra môi trường sống bền vững.
- Cuối cùng, các sản phẩm đã được chứng nhận hợp quy thường là tiêu chuẩn yêu cầu trong nhiều dự án đấu thầu lớn, giúp doanh nghiệp dễ dàng tham gia và thắng thầu.
Nhờ những lợi ích này, việc chứng nhận hợp quy cát xây dựng là một yếu tố không thể thiếu trong việc nâng cao uy tín và đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trong ngành xây dựng.
6. Các phương pháp dùng để chứng nhận hợp quy cát xây dựng theo QCVN 16:2023/BXD
Có nhiều phương pháp để chứng nhận hợp quy cát xây dựng, bao gồm:
6.1. Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu cát điển hình từ lô sản phẩm
Với phương thức 1, Cát sẽ được lấy mẫu và thử nghiệm theo kiểu loại và đặc trưng của sản phẩm. Giấy chứng nhận hợp quy sẽ có hiệu lực trong vòng 1 năm. Kết quả thử nghiệm phải đạt yêu cầu 100% theo các chỉ tiêu kỹ thuật, và chỉ áp dụng cho mẫu được kiểm tra khi có yêu cầu.
6.2. Phương thức 5: Đánh giá toàn bộ quy trình sản xuất và thử nghiệm mẫu cát tại nhà máy
Thực hiện đánh giá trực tiếp tại nhà máy sản xuất cát, sau đó lấy mẫu cát để tiến hành thử nghiệm.
hực hiện định kỳ (lần thứ 2, 3…) bằng cách giám sát tại nhà máy và lấy mẫu thử nghiệm để đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn đạt tiêu chuẩn.
Phương thức này áp dụng cho các cơ sở sản xuất cát trong nước hoặc quốc tế đã thiết lập hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương, và có khả năng duy trì ổn định quá trình sản xuất.
6.3. Phương thức 7: Kiểm tra và chứng nhận chất lượng từng lô hàng trước khi xuất xưởng hoặc nhập khẩu
Sản phẩm cát xây dựng sẽ được phân loại và đánh giá theo lô hàng. Sau đó, mẫu cát sẽ được lấy ngẫu nhiên để thử nghiệm theo phương pháp xác suất.
Phương thức này áp dụng cho sản phẩm cát nhập khẩu, với việc đánh giá và thử nghiệm từng lô hàng.
7. Trình tự, quy trình chứng nhận hợp quy cát xây dựng tại OPACONTROL
OPACONTROL là đơn vị được chỉ định thực hiện chứng nhận hợp quy cát xây dựng 9 cát nghiền, cát tự nhiên) dùng cho bê tông và vữa theo QCVN 16:2023/BXD do Bộ xây dựng ban hành. Quy trình chứng nhận bao gồm các bước sau:
- Bước 1 Đăng ký: Doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy tại OPACONTROL. Kèm theo các giấy tờ, giấy chứng nhận theo sự tư vấn của nhân viên của OPACONTROL.
- Bước 2: Ký hợp đồng: OPACONTROL sẽ trực tiếp tư vấn, báo giá cho từng phương pháp thử nghiệm chứng nhận hợp quy cát xây dựng. Sau khi hai bên đã thống nhất sẽ tiến hành ký hợp đồng và thanh toán dịch vụ.
- Bước 3: Thử nghiệm mẫu: OPACONTROL tiến hành lấy mẫu cát từ lô hàng tại nhà máy sản xuất hoặc doanh nghiệp của khách hàng và kiểm định chất lượng tại phòng thí nghiệm của OPACONTROL.
- Bước 4 Đánh giá quy trình sản xuất: Đối với các cơ sở sản xuất, OPACONTROL sẽ đánh giá quy trình sản xuất tại nhà máy để đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn ISO và quy định của QCVN 16:2023/BXD.
- Bước 5 Cấp giấy chứng nhận: Sau khi kiểm định mẫu đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn QCVN, OPACONTROL sẽ cấp giấy chứng nhận hợp quy cát xây dựng.
- Bước 6 Giám sát định kỳ
Hàng năm, OPACONTROL sẽ thực hiện giám sát để đảm bảo chất lượng sản phẩm cát vẫn đáp ứng tiêu chuẩn hợp quy.
OPACONTROL là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực chứng nhận hợp quy sản phẩm xây dựng, trong đó có chứng nhận hợp quy cát xây dựng. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại, OPACONTROL cam kết mang đến cho khách hàng dịch vụ chất lượng cao, nhanh chóng và chính xác.
Liên hệ ngay với OPACONTROL để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!
- Website: Opacontrol.com.vn
- Hotline: 1800 646438
- Email: opa@opacontrol.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/opacontrol
- Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCU9T4VifByu82iH5MLQxyiQ
- Linkedin: https://www.linkedin.com/in/opacontrol/