Tính bắt cháy của vật liệu

Hiện nay đang có rất nhiều các vụ hoả hoạn, cháy nổ đã xảy ra gây ảnh hưởng rất nhiều đến tài sản, sức khoẻ và thậm chí là tính mạng con người. Vì vậy, nhiều gia đình đã bảo vệ mình bằng cách tự trang bị các loại vật liệu chống cháy tốt nhất.

Tuy nhiên, giữa muôn vàn các vật liệu chống cháy trên thị trường hiện nay, việc chọn lựa được những vật liệu chất lượng và phù hợp là vấn đề không hề dễ dàng. Chính vì vậy để khẳng định được chất lượng sản phẩm của mình đối với khách hàng thì hầu hết các doanh nghiệp đều lựa chọn những đơn vị để thử nghiệm tính chống cháy.

Tiêu chuẩn phương pháp thử

1. ISO 5657-1997 Phản ứng với các thử nghiệm cháy – Khả năng bắt cháy của các sản

phẩm xây dựng sử dụng nguồn nhiệt bức xạ;

2. BS 476-13-1987 (1999) ISO 5657-1986 - Khả năng bắt cháy khi chịu tác động của

bức xạ nhiệt;

3. ASTM E1321-13 - Phương pháp kiểm tra tiêu chuẩn để Xác định tính chất bắt lửa và

lan truyền ngọn lửa của vật liệu;

4. GB/T 14523 - Phương pháp kiểm tra hiệu suất cháy của vật liệu xây dựng.

 

Quy trình thử nghiệm (ISO 5657:1997)

1. Nguyên tắc kiểm tra

2. Mẫu thử

3. Ổn định mẫu thử

4. Thiết bị

5. Quy trình thử nghiệm

6. Đánh giá kết quả

 

Phân nhóm theo tính cháy

2.1.3.1  Theo tính cháy, vật liệu xây dựng được phân thành vật liệu không cháy và vật liệu cháy.

2.1.3.2  Vật liệu xây dựng không cháy là vật liệu có các chỉ tiêu về tính cháy (mức gia tăng nhiệt độ mất khối lượng mẫu thử, thời gian kéo dài của ngọn lửa ổn định) khi thử nghiệm như trong B.1.1, Phụ lục B.

Vật liệu xây dựng không cháy thì không quy định về tính nguy hiểm cháy và không xác định các chỉ tiêu khác (xem B.1.1, Phụ lục B)

2.1.3.3  Vật liệu xây dựng cháy được phân thành 4 nhóm:

- Ch1 (cháy yếu);

- Ch2 (cháy vừa phải);

- Ch3 (cháy mạnh vừa);

- Ch4 (cháy mạnh).

Tính cháy và các nhóm của vật liệu xây dựng theo tính cháy được xác định theo B.1.2, Phụ lục B

2.1.4  Phân nhóm theo tính bắt cháy

Theo tính bắt cháy vật liệu xây dựng cháy được phân thành 3 nhóm:

- BC1 (khó bắt cháy);

- BC2 (bắt cháy vừa phải);

- BC3 (dễ bắt cháy).

Nhóm vật liệu xây dựng theo tính bắt cháy được xác định theo B.1.3. Phụ lục B

2.1.5  Phân nhóm theo tính lan truyền lửa

Theo tính lan truyền lửa trên bề mặt, vật liệu xây dựng cháy được phân thành 4 nhóm

- LT1 (Không lan truyền);

- LT2 (lan truyền yếu);

- LT3 (lan truyền vừa phải);

- LT4 (lan truyền mạnh).

Nhóm vật liệu xây dựng theo tính lan truyền lửa trên bề mặt được quy định cho lớp vật liệu bề mặt của mái và sàn, kể cả lớp thảm trải sàn, theo B.1.4, Phụ lục B

Đối với các vật liệu xây dựng khác không xác định và không quy định việc phân nhóm về lan truyền lửa trên bề mặt.

2.1.6  Phân nhóm theo khả năng sinh khói

Theo khả năng sinh khói, vật liệu xây dựng cháy được phân thành 3 nhóm:

- SK1 (khả năng sinh khói thấp);

- SK2 (khả năng sinh khói vừa phải);

- SK3 (khả năng sinh khói cao).

Nhóm vật liệu xây dựng theo khả năng sinh khói được xác định theo B.1.5, Phụ lục B.

2.1.7  Phân nhóm theo độc tính

Theo độc tính của các sản phẩm cháy, vật liệu xây dựng cháy được phân thành 4 nhóm:

- ĐT1 (độc tính thấp);

- ĐT2 (độc tính vừa phải);

- ĐT3 (độc tính cao);

- ĐT4 (độc tính đặc biệt cao).

Nhóm vật liệu xây dựng theo độc tính của các sản phẩm cháy được xác định theo B.1.6, Phụ lục B

2.1.8  Phân cấp theo tính nguy hiểm cháy

2.1.8.1  Theo tính nguy hiểm cháy, vật liệu xây dựng được phân thành các cấp nguy hiểm cháy tăng dần từ CV0, CV1, CV2, CV3, CV4 đến CV5.

CHÚ THÍCH: Cấp nguy hiểm cháy của vật liệu xây dựng là chỉ tiêu tổng hợp của các nhóm nguy hiểm cháy của vật liệu nêu tại 2.1.2.

2.1.8.2  Cấp nguy hiểm cháy của vật liệu xây dựng được xác định theo B.1.7, Phụ lục B.

Các nhóm vật liệu theo tính bắt cháy

Bảng B.2 - Nhóm vật liệu cháy theo tính bắt cháy

 

Nhóm bắt cháy của vật liệu

Cường độ thông lượng nhiệt bề mặt tới hạn, kW/m2

BC1 - khó bắt cháy

≥ 35

BC2 - bắt cháy vừa phải

≥ 20 và < 35

BC3 - dễ bắt cháy

< 20

CHÚ THÍCH: Cường độ thông lượng nhiệt bề mặt tới hạn được xác định theo ISO 5657 hoặc tiêu chuẩn tương đương.

CHÚ THÍCH: Cường độ thông lượng nhiệt bề mặt tới hạn được xác định theo ISO 5657 hoặc tiêu chuẩn tương đương.

Trong tất cả các lĩnh vực xây dựng, thử nghiệm cháy là một trong những bước vô cùng quan trọng trong kiểm nghiệm vật liệu xây dựng. Không những phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, mà còn giúp công tác quản lý chất lượng trong xây dựng, giúp nâng cao chất lượng mà còn giúp giảm thiểu rủi ro.

Tại Opacontrol hiện nay hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu về các dạng thử nghiệm phòng thí nghiệm nói chung và thử nghiệm cháy của ngành xây dựng nói riêng, đảm bảo kết quả đạt tiêu chuẩn hiện hành trong nước và quốc tế với các thiết bị thí nghiệm tiên tiến.

Doanh nghiệp có nhu cầu về các dịch vụ Kiểm định, Chứng nhận và Thử nghiệm, xin vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây.

CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG OPACONTROL

Website: https://opacontrol.com.vn/

Email: opa@opacontrol.vn

Facebook: https://www.facebook.com/opacontrol

SĐT: 024.22061628 - 1800.646480