NGUYÊN TẮC SỐ 2 TRONG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG: SỰ LÃNH ĐẠO

“Lãnh đạo thiết lập sự thống nhất giữa mục đích và phương hướng của tổ chức, cần tạo và duy trì môi trường nội bộ để có thể hoàn toàn lôi cuốn mọi người tham gia để đạt được mục tiêu của tổ chức”. 

1. Nền tảng của nguyên tắc lãnh đạo

Khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015, vai trò của người lãnh đạo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc áp dụng, vận hành và đo lường mức độ thành công của ISO 9001. Đặc biệt, khi áp dụng khi thực hiện mục tiêu chất lượng, cần có sự thống nhất của toàn bộ tổ chức. Vậy nên, nguyên tắc lãnh đạo phải được đề cao để người lãnh đạo có thể thực hiện các hoạt động cải tiến chất lượng của tổ chức.

Để đạt được mục tiêu cuối cùng của quản lý chất lượng thì người lãnh đạo cần có phương pháp, có nguồn lực để thực hiện, giải quyết những khó khăn. Tránh việc thực hiện không đồng nhất gây mâu thuẫn giữa các phòng ban, gây ra sự trì trệ trong hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hướng đến mục tiêu chung trong quản lý chất lượng

>> tham khảo: Vai trò của lãnh đạo trong iso 9001

2. Những hoạt động của việc thực thi nguyên tắc lãnh đạo

Tập trung vào các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, đề cao những giá trị chung, tính công bằng trong tổ chức.

Truyền đạt  sứ mệnh và tầm nhìn, các chiến lược, chính sách, quy trình, đảm bảo mọi cá nhân trong doanh nghiệp đều có thể hiểu và thực thi theo đúng định hướng được đề ra.

Tạo môi trường làm việc đáng tin cậy và trung thực.

Cấp lãnh đạo trong tổ chức phải nhận thức được các vấn đề chất lượng và là người tiên phong, đi đầu trong giải quyết vấn đề.

Gắn kết toàn bộ tổ chức, hướng tới việc hoàn thành mục tiêu chất lượng, tạo sự gắn bó trong toàn thể doanh nghiệp.

Động viên, khích lệ, truyền cảm hứng và công nhận sự đóng góp của các cá nhân trong tổ chức.

Dự trì đầy đủ nguồn lực để thực hiện các mục tiêu đã đề ra.

3. Lợi ích khi thực hiện nguyên tắc lãnh đạo trong tổ chức

Thống nhất các quy trình của tổ chức, giúp các bộ phận dễ dàng phối hợp, hỗ trợ nhau.

Nâng cao khả năng liên kết giữa các cấp trong doanh nghiệp, giúp phân bổ tốt luồng thông tin.

Tăng hiệu quả và khả năng thực hiện mục tiêu chất lượng của tổ chức.

Hoàn thiện năng lực tổ chức của các cấp lãnh đạo cũng như từng thành viên trong tổ chức để đáp ứng tốt hơn mong đợi của khách hàng.

Tóm lại

Nguyên tắc lãnh đạo trong tổ chức tập trung nhấn mạnh vai trò của người lãnh đạo trong việc điều hành và thực hiện các nguyên tắc chất lượng. Lãnh đạo phải là người làm gương, tạo và duy trì mục tiêu của tổ chức và thống nhất các hoạt động trong tổ chức từ trên xuống dưới. Bên cạnh đó, khi thực hiện nguyên tắc lãnh đạo, nhà quản trị cần thiết lập một tầm nhìn rõ ràng về tương lai của tổ chức, từ đó thúc đẩy sự phát triển của tổ chức thông qua việc thực hiện các quy trình chất lượng.

Tin khác

Cát tự nhiên có cần phải chứng nhận hợp quy theo QCVN16:2023/BXD không

Có cần phải chứng nhận hợp quy cát tự nhiên theo Quy chuẩn QCVN 16:2023/BXD...

Bóng đèn huỳnh quang một đầu là gì? Có cần phải chứng nhận hợp quy không

Bóng đèn huỳnh quang một đầu là gì? Yêu cầu kỹ thuật với mức đo thủy ngân...

Kiểm tra mác bê tông | Xác định cường độ chịu nén của bê tông

Mác bê tông không chỉ đơn thuần là con số, mà còn là biểu tượng của sức mạnh...

Tiêu chuẩn chung bê tông cốt thép là gì| Những yêu cầu quyết định chất lượng

Bê tông cốt thép có rất nhiều tiêu chuẩn quy định về chất lượng, trước khi đi...

Khái niệm cao su chịu dầu? Cao su chịu dầu trên thị trường ngày nay

Cao su chịu dầu là sản phẩm được sản xuất từ 1 trong 3 cao su tổng hợp NBR,...

Sử dụng tấm xi măng làm vật liệu lót sàn, tường, vách ngăn

tấm xi măng là loại tấm khổ lớn có kích thước quy định, cấu tạo gồm xi măng...