NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ISO 9001
ISO 9001 là một trong những công cụ quản lý hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả nhất mà con người đã sáng tạo ra. Vậy đâu là nguồn gốc hình thành và sự phát triển của công cụ này.
Tham khảo thêm:
1. Lịch sử hình thành và các giai đoạn sửa đổi của tiêu chuẩn Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001
ISO 9001 là tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành. Tiêu chuẩn ISO 9001 đưa ra các chuẩn mực để xây dựng hệ thống quản lý chất lượng một cách khoa học, kiểm soát rủi ro, ngăn ngừa sai lỗi, giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn và nâng cao sự hài lòng của khách hàng. Đồng thời góp phần nâng cao nhận thức về trách nhiệm, ý thức của nhân viên, hướng doanh nghiệp đến định hướng chiến lược phát triển ổn định, lâu dài. ISO 9001 có thể áp dụng cho doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh với mọi quy mô lớn nhỏ khác nhau.
Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành ISO 9001 lần đầu vào năm 1987. Cho đến nay ISO 9001 đã trải qua các phiên bản như sau:
- ISO 9001: 1987 Quản lý chất lượng - Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế/triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật.
- ISO 9001: 1994 Quản lý chất lượng - Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật.
- ISO 9001: 2000 Quản lý chất lượng - Các yêu cầu.
- ISO 9001: 2008 Quản lý chất lượng - Các yêu cầu.
- ISO 9001: 2015 Quản lý chất lượng - Các yêu cầu.
Việc sửa đổi tiêu chuẩn ISO 9001 với mong muốn:
- Đảm bảo tính thích hợp của tiêu chuẩn nhằm đáp ứng với các yêu cầu trong 10 năm tới hoặc dài hơn
- Tiếp tục áp dụng cho mọi loại hình tổ chức và doanh nghiệp không phân biệt loại hình, quy mô và sản phẩm/ dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
- Đảm bảo duy trì việc quản lý và tiếp cận theo quá trình nhằm đạt được kết quả như hoạch định.
- Xem xét việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hơn nữa tính hiệu quả trong việc triển khai áp dụng HTQLCL.
- Xem xét việc đưa một phần quá trình quản lý môi trường trong bối cảnh hoạt động ngày càng phức tạp và năng động của các tổ chức.
- Tăng cường khả năng tương thích và phù hợp với các hệ thống quản lý khác.
- Đảm bảo nâng cao tính hiệu lực áp dụng và đánh giá sự tuân thủ.
- Đảm bảo việc sử dụng thuật ngữ, cách viết thích hợp giúp dễ dàng hơn trong việc thực hiện và áp dụng HTQLCL.
Ủy ban kỹ thuật của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế đã làm việc trong hơn 3 năm kể từ tháng 2 năm 2012 trải qua các giai đoạn thiết kế, dự thảo, soát xét lấy ý kiến đánh giá và góp ý từ các tiểu ban kỹ thuật để đưa ra bản công bố. Tiêu chuẩn ISO 9001: 2015 được chính thức ban hành vào ngày 24/09/2015 thay thế cho ISO 9001: 2008, nhằm bổ sung một số yêu cầu để đảm bảo Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp hơn với tình hình hội nhập kinh tế Quốc tế như hiện nay. Trong đó có các yêu cầu về việc kiểm soát các yếu tố liên quan đến môi trường, đánh giá và kiểm soát rủi ro đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2015 là phương pháp tiếp cận quản trị chiến lược đối với chất lượng sản phẩm & dịch vụ, được xem là công nghệ quản lý mới, giúp các nhà quản lý tổ chức hoạt động sáng tạo, xác định rõ bối cảnh của tổ chức để đưa ra định hướng chiến lượng đối với sản phẩm & dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu cũng như mong đợi của khách hàng trong hiện tại cũng như trong tương lai.
Ngoài ra việc tiếp cận các quá trình phải dựa trên tư duy kiểm soát các rủi ro cũng như những vấn đề tiêu cực đã xác định trong bối cảnh nội bộ và bên ngoài của tổ chức cũng như phải tính đến việc kiểm soát đối với các sự thay đổi là những yêu cầu quan trọng mà tổ chức và doanh nghiệp cần phải tuân thủ thực hiện và áp dung theo tiêu chuẩn phiên bản mới ISO 9001: 2015.
Như vậy, theo các yêu cầu của HTQLCL ISO 9001: 2015 thì doanh nghiệp phải đảm bảo việc nhận biết và kiểm soát các quá trình, hoạt động và kết quả đầu ra phải phù hợp với các mục tiêu hoặc chuẩn mực đã xác định. Ví dụ như: Xem xét các yêu cầu liên quan đến sản phẩm theo yêu cầu khách hàng; Tổ chức sản xuất; Cải tiến công nghệ; Thực hiện đào tạo cho CBNV; Tuyển chọn và đánh giá nhà cung ứng; Kiểm soát quá trình, đánh giá, kiểm soát rủi ro … Bên cạnh đó, các quy trình còn thu thập ý kiến phản hồi, giải quyết các khiếu nại của khách hàng… giúp doanh nghiệp có cơ hội để cải tiến thường xuyên, nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất và cung cấp dịch vụ.
Ngoài ra, việc quản lý theo quy trình còn giúp mọi người thực hiện công việc “làm đúng, làm tốt ngay từ đầu”, hạn chế tối đa những sai sót và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống. Việc thực hiện quy trình quản lý chất lượng theo ISO 9001 thì các yêu cầu tiêu chuẩn, mục tiêu hằng năm phải được lượng hóa, có kế hoạch thực hiện cụ thể. Dựa vào đó mà mọi người đánh giá được kết quả thực hiện công việc, quản lý theo mục tiêu đã đề ra. Đồng thời trách nhiệm quyền hạn từng chức danh trong bộ máy của tổ chức được xác định rõ, tránh được những chồng chéo, đảm bảo thông tin nội bộ thông suốt.
2. Tác động tích cực của ISO 9001 đến doanh nghiệp
- Giúp doanh nghiệp củng cố và nâng cao hình ảnh, uy tín của mình đối với khách hàng, đối tác.
Giữa một doanh nghiệp đã được cấp chứng nhận ISO 9001 với một doanh nghiệp chưa được cấp thì khách hàng và đối tác có xu hướng lựa chọn đơn vị đã áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 vì trong tiềm thức của họ, đây là đơn vị có phong cách làm việc chuyên nghiệp, đồng thời những sản phẩm và dịch vụ mà họ cung cấp ra thị trường đều có chất lượng rất tốt và đảm bảo.
- Hiệu quả làm việc được cải thiện rõ rệt.
Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 cho các tổ chức, doanh nghiệp thúc đẩy người lao động không ngừng nỗ lực làm việc và cải thiện hiệu quả công việc để đáp ứng mục tiêu đã đề ra.
Không chỉ có các đơn vị sản xuất và kinh doanh mới áp dụng ISO 9001 để cải thiện hiệu quả công việc của nhân viên. Trên thực tế cho thấy, ngay cả các đơn vị hành chính sự nghiệp nhà nước cũng đã áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 và gặt hái được những thành công bước đầu.
- Tạo sức mạnh nội bộ trong mỗi tổ chức, doanh nghiệp và thúc đẩy người lao động không ngừng cố gắng trong công việc.
Áp dụng ISO 9001 trong mỗi tổ chức mang lại sự khách quan trong việc đánh giá người lao động:
Việc thực hiện công việc thực tế cùng với những đóng góp của nhân viên trong việc hoàn thành các mục tiêu công việc đề ra luôn được tổ chức theo dõi qua dữ liệu cụ thể.
Những quy trình tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân sự rõ ràng và có hệ thống giúp cho tổ chức biết được năng lực thực sự của người lao động.
Việc thưởng - phạt và bổ nhiệm chức vụ cho nhân viên đều được thực hiện minh bạch dựa trên những dữ liệu cụ thể để làm căn cứ kèm theo.
- Người lao động cảm thấy có tinh thần và trách nhiệm hơn trong công việc.
Việc áp dụng ISO 9001 khiến người lao động hiểu được tầm quan trọng của công việc mình đang đảm nhận, đặc biệt là vai trò của họ trong sự phát triển chung của tổ chức, doanh nghiệp. Kết quả là mỗi nhân viên sẽ cảm thấy có trách nhiệm hơn trong công việc, quan trọng hơn, khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 thì trách nhiệm và quyền hạn được phân công rõ ràng và được truyền thông công khai trong nội bộ tổ chức. Điều này giúp cho giải quyết công việc được trơn tru và tránh tình trạng chồng tréo hay đùn đẩy công việc cho nhau.
- Phát huy và nâng cao tính sức mạnh tập thể.
Trong 1 tổ chức, doanh nghiệp thường có những người có sự vượt trội hơn những người khác. Đây chính là những chiếc "chìa khóa vàng" để xây dựng và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp và tổ chức. Tuy nhiên, nếu quá phụ thuộc vào những con người này thì tổ chức sẽ rất khó khăn nếu họ đột ngột rời tổ chức. Chính vì vậy, việc áp dụng ISO 9001 là giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề này. Các vấn đề phát sinh trong công việc đều được ghi chép lại, sau đó mọi người cùng nhau bàn bạc, phân tích để đưa ra những biện pháp khắc phục nhằm giải quyết vấn đề triệt để. Dần dần những kinh nghiệm và cách xử lý công việc sẽ được chuyển thành quy trình hướng dẫn công việc cụ thể cho nhân viên. Qua đó bất cứ một nhân viên nào cũng có thể áp dụng các quy trình giải quyết công việc một cách hiệu quả nhất.
- Hạn chế tối đa các sai xót phát sinh trong quá trình giải quyết công việc.
Việc ban hành những quy trình hướng dẫn công việc khiến cho tất cả nhân viên liên quan đều phải đọc và làm theo những quy trình/hướng dẫn công việc đó, đặc biệt là trong công việc có độ phức tạp cao và đòi hỏi sự làm việc nhóm của nhiều phòng ban với nhau. Kết quả sẽ giúp công việc có tính chuẩn hóa cao và tránh được những sai sót cả chủ quan lẫn khách quan.
- Nhân viên mới dễ dàng được tiếp nhận công việc.
Việc các hướng dẫn công việc đã được ban hành thành quy trình cụ thể giúp tổ chức, doanh nghiệp dễ dàng và tiết kiện được thời gian trong việc đào tạo nhân viên mới. Không chỉ vậy, những người mới làm sẽ ít mắc phải sai sót hơn nhờ vào các quy trình, hướng dẫn xử lý công việc có sẵn.
- Chất lượng sản phẩm và dịch vụ được giữ vững.
Áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 sẽ giúp công việc được kiểm soát và quản lý chặt chẽ, năng lực của nhân viên đồng đều và không ngừng được nâng lên, do đó mà chất lượng sản phẩm và dịch vụ giữ ở mức ổn định.
- Giảm rủi ro đối với nguồn nguyên liệu đầu vào.
Các doanh nghiệp xây dựng và triển khai ISO 9001 buộc phải đánh giá một cách kỹ càng hơn nguồn nguyên liệu đầu vào khi nhập từ các nhà cung cấp. Quá trình này sẽ giúp chúng ta lựa chọn được những nhà cung cấp tốt và phù hợp với mình.
- Lợi nhuận tăng.
Khi các sai sót được hạn chế mức tối đa nhờ áp dụng ISO 9001 thì tổ chức, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được những khoản chi phí phát sinh giành cho việc sửa chữa, khắc phục những sai lầm ấy. Kết quả là, lợi nhận sẽ tăng mà không cần phải bán được nhiều thêm sản phẩm. Áp dụng ISO 9001 khiến công việc của người lao động được chuẩn hóa. Giúp hiệu quả và năng suất làm việc sẽ trở lên tốt hơn. Trong kinh tế khi năng suất tăng thì đồng nghĩa với chi phí trên một sản phẩm sẽ giảm xuống kéo theo đó thì lợi nhuận của công ty tăng lên.
- Cải thiện uy tín tổ chức thông qua việc làm thỏa mãn khách hàng.
Nếu yếu tố quan trọng làm thỏa mãn khách hàng là mỗi doanh nghiệp nên hạn chế ở mức tối đa những sai sót trong công việc thì ISO 9001 sẽ giúp giải quyết triệt để vấn đề này. Các tổ chức và doanh nghiệp đã áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 có xu hướng giải quyết công việc một cách trơn tru và ít phát sinh lỗi hơn so với các đơn vị chưa áp dụng ISO 9001.
3. ISO 9001 sẽ đem lại cho doanh nghiệp và tổ chức những lợi ích
- Khi doanh nghiệp được khách hàng tin tưởng thì họ sẽ ưu tiên lựa chọn mua hàng và sử dụng các dịch vụ mà đơn vị bạn cung cấp.
- Khách hàng cũ hài lòng sẽ tiếp tục mua hàng và sử dụng dịch vụ của công ty cung cấp.
- Khi khách hàng hài lòng về công ty thì khách hàng sẽ giới thiệu cho khách hàng kia.
- Thực tế khi quảng cáo sản phẩm có nhắc tới đã được chứng nhận ISO 9001 đều đạt được sự tin tưởng và ấn tượng trong đầu đối với khách hàng.
- Có nhiều lợi thế, cơ hội ký được hợp đồng khi tham gia đấu thầu.
- Dễ dàng hơn khi chào hàng với những khách hàng lớn vì những công ty thích lựa chọn các nhà cung cấp đã áp dụng và được chứng nhận ISO 9001.
- Bán được nhiều sản phẩm hàng hóa/dịch vụ hơn nhờ năng lực của nhân viên bán hàng được cải thiện, hiểu rõ về sản phẩm.
- Có cơ hội xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài vì hầu hết mọi công ty ở Châu Âu và Châu Mỹ đều chỉ mua hàng của các nhà cung cấp đã được chứng nhận ISO 9001.
Opacontrol.vn là tổ chức chứng nhận ISO 9001 uy tín hàng đầu Việt Nam. Không chỉ ISO 9001, Opacontrol chứng nhận ISO 14001, ISO 22000, HACCP. OHSAS 18001 và ISO 45001.
CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG OPACONTROL
Website: https://opacontrol.vn/
Email: opa@opacontrol.vn
Facebook:https://www.facebook.com/opacontrol
SĐT: 1800.646480
Tin khác