CHỨNG NHẬN THEO PHƯƠNG THỨC 7 LÀ GÌ
Việc chứng nhận cho các sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng được thực hiện theo các phương thức sau: phương thức 1, phương thức 2, phương thức 3, phương thức 4, phương thức 5, phương thức 6, phương thức 7 và phương thức 8 được quy định tại thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và thông tư số 02/2017/TT-BKHCN cụ thể như sau:
- Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình;
- Phương thức 2: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá sản xuất thông qua thử nghiệm lấy mẫu trên thị trường;
- Phương thức 3: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường.
- Phương thức 4: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
- Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
- Phương thức 6: Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;
- Phương thức 7: Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa;
- Phương thức 8: Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.
Tham khảo thêm:
Các phương pháp đánh giá chung hiện nay
Trong đó phương thức 1, phương thức 5, chứng nhận theo phương thức 7 được sử dụng phổ biến nhất hiện nay để công bố sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết từng phương thức đánh giá chứng nhận. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu chi tiết về phương thức 7.
Phương thức 7
Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm hàng hóa căn cứ kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hóa được lấy theo phương pháp xác suất thống kê cho lô sản phẩm, hàng hóa để ra kết luận về sự phù hợp của lô. Giấy chứng nhận theo phương thức 7 chỉ có giá trị đối với lô sản phẩm, hàng hóa và không cần thực hiện các biện pháp giám sát tiếp theo. Các bước thực hiện chứng nhận sản phẩm theo phương thức 7 như sau:
Lấy mẫu:
- Mẫu thử nghiệm được lấy theo phương pháp xác suất thống kê, đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ lô hàng.
- Số lượng mẫu phải đủ thực hiện hiện cho việc thử nghiệm và lưu mẫu ( cần thiết).
Đánh giá sự phù hợp của mẫu thử nghiệm:
- Mẫu sản phẩm, hàng hóa được thử nghiệm tại phòng thử nghiệm đã đăng kỹ lĩnh vực hoạt động thử nghiệm theo quy định của pháp luật, có thể bao gồm thử nghiệm của nhà sản xuất. Ưu tiên sử dụng phòng thử nghiệm được chỉ định và được công nhận cơ quan có thẩm quyền.
- Các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa cần thử nghiệm và phương pháp thử nghiệm được quy định trong tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Xử lý kết quả đánh giá sự phù hợp:
- Xem xét các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa qua kết quả thử nghiệm mẫu với quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Kết luận về sự phù hợp:
- Lô sản phẩm, hàng hóa được xem là phù hợp với quy định nếu số lượng mẫu thử nghiệm có kết quả phù hợp nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật .
- Lô sản phẩm, hàng hóa được xem là không phù hợp với quy định nếu số lượng mẫu thử nghiệm có kết quả không phù hợp nằm ngoài giới hạn cho phép của tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật .
Kết quả thử nghiệm chỉ có hiệu lực đối với lô hàng được đánh giá.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản nhất về các phương thức chứng nhận sản phẩm mà công ty TNHH Chứng Nhận Và Kiểm Định Chất Lượng Opacontrol cung cấp, để có thể tìm hiểu rõ hơn và được hỗ trợ một cách tốt nhất về thời gian chi phí tối đa hãy liên hệ ngay cho nhân viên OPACONTROL chúng tôi theo địa chỉ sau để được tư vấn miễn phí. OPACONTROL rất vui được hợp tác cùng bạn.
CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG OPACONTROL
Website: https://opacontrol.vn/
Email: opa@opacontrol.vn
Facebook: https://www.facebook.com/opacontrol
SĐT: 1800.646480
Tin khác