Theo QCVN 16:2023/BXD của Bộ Xây dựng có hiệu lực từ 01/01/2024, tất cả sản phẩm gạch gốm ốp lát, dù sản xuất trong nước hay nhập khẩu, đều bắt buộc phải thực hiện chứng nhận và công bố hợp quy. Để tìm hiểu chi tiết về quá trình thực hiện hợp quy và công bố hợp quy của loại gạch gốm ốp lát (Ceramic tiles) xin mời quý khách đọc tiếp bài viết sau.
1. Tổng quan về gạch gốm ốp lát
Gạch ốp lát là một loại vật liệu xây dựng phổ biến, được sản xuất từ đất sét và các khoáng chất tự nhiên khác. Trải qua quá trình gia công, định hình và nung ở nhiệt độ cao (từ 1.000 đến 1.250°C), gạch gốm đạt được độ cứng, khả năng chịu lực và chống thấm tốt, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt trong ngành xây dựng.
Thành phần chính của gạch ốp lát bao gồm:
- Đất sét: thành phần chủ đạo, giúp tạo độ dẻo và định hình.
- Cao lanh: tăng độ trắng, độ bền cơ học và khả năng chống thấm.
- Feldspar (tràng thạch): giúp hạ nhiệt độ nung, tạo liên kết bền chắc.
- Silica (thạch anh): kiểm soát sự co ngót, tăng độ cứng.
- Men gốm và pigment (chất tạo màu): tạo màu sắc, hoa văn và lớp bảo vệ bề mặt gạch.
2. Chứng nhận hợp quy gạch gốm ốp lát (Ceramic tiles) là gì?
Chứng nhận hợp quy gạch gốm ốp lát (Ceramic tiles) là quá trình đánh giá, thử nghiệm và xác nhận rằng sản phẩm gạch gốm ốp lát do doanh nghiệp sản xuất hoặc nhập khẩu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng và an toàn theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2023/BXD. Đây là quy chuẩn bắt buộc áp dụng đối với các loại vật liệu xây dựng trước khi được phép lưu thông trên thị trường Việt Nam.
Quy trình chứng nhận được thực hiện bởi tổ chức chứng nhận hợp quy được Bộ Xây dựng chỉ định, thông qua việc lấy mẫu điển hình, thử nghiệm tại phòng thí nghiệm được công nhận, và đánh giá hệ thống quản lý chất lượng (nếu có). Kết quả chứng nhận hợp quy là cơ sở pháp lý để doanh nghiệp thực hiện công bố hợp quy tại Sở Xây dựng, và sử dụng dấu hợp quy CR trên bao bì, nhãn sản phẩm. Để xem chi tiết quy trình chứng nhận, xin mời quý khách chuyển tiếp sang Mục 3.
3. Quy trình chứng nhận hợp quy cho gạch gốm ốp lát (Ceramic tiles)
OPACONTROL cung cấp cho quý khách 2 quy trình chứng nhận hợp quy dành cho sản phẩm gạch, bao gồm: “Quy trình chứng nhận hợp quy cho sản phẩm gạch sản xuất trong nước” và “Quy trình chứng nhận hợp quy cho sản phẩm gạch nhập khẩu”. Cùng tìm hiểu chi tiết nhé.
3.1. Quy trình chứng nhận hợp quy gạch ốp lát sản xuất trong nước tại Việt Nam
Quy trình chứng nhận hợp quy gạch ốp lát sản xuất trong nước áp dụng tại doanh nghiệp có nhà máy được đặt ở các tỉnh thành của Việt Nam. Quy trình này bao gồm 7 bước như sau:
Bước 1: Tư vấn quy chuẩn, tiêu chuẩn, phương pháp thử nghiệm dành cho các sản phẩm gạch khi quý khách hàng đăng ký chứng nhận hợp quy tại OPACONTROL (Các quy chuẩn, tiêu chuẩn này được liệu kê tại phần 5)
Bước 2: Thống nhất các điều khoản hợp đồng, kế hoạch đánh giá, kế hoạch thử nghiệm, kế hoạch công bố dành cho sản phẩm gạch (Đây là hoạt động thống nhất các đầu mục công việc sẽ triển khai giữa OPACONTROL và khách hàng trực tiếp)
Bước 3: Tiến hành lấy mẫu gạch thử nghiệm theo quy định và thực hiện thí nghiệm cơ lý gạch gốm ốp lát theo chỉ tiêu áp dụng được quy định tại tiêu chuẩn/quy chuẩn QCVN 16:2023/BXD
Bước 4: Tiến hành đánh giá và thẩm xét hồ sơ đánh giá sau thử nghiệm các mẫu gạch
Bước 5: Cấp giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm gạch phù hợp tiêu chuẩn/quy chuẩn 16:2023/BXD
Bước 6: Tư vấn soạn hồ sơ công bố hợp quy của sản phẩm gạch cho khách hàng
Bước 7: Tư vấn triển khai nộp hồ sơ tại sở xây dựng của các tỉnh hoặc thông qua cổng dịch vụ công
Lưu ý: Đối với các sản phẩm gạch gốm ốp lát được sản xuất trong nước, việc đánh giá hợp quy sẽ được thực hiện theo phương thức 5. Điều này đồng nghĩa, doanh nghiệp cần có chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 phù hợp với sản phẩm gạch.
Trong trường hợp doanh nghiệp chưa có chứng nhận hệ thống ISO, OPACONTROL sẽ hỗ trợ tư vấn và phối hợp thực hiện đánh giá hệ thống ISO 9001:2015 đồng thời với quá trình chứng nhận hợp quy, giúp doanh nghiệp hoàn thiện đầy đủ hồ sơ theo quy định và đảm bảo tiến độ lưu hành sản phẩm ra thị trường.
3.2. Quy trình chứng nhận hợp quy gạch ốp lát nhập khẩu
Dưới đây là quy trình chứng nhận hợp quy cho sản phẩm gạch ốp lát nhập khẩu với dịch vụ lấy mẫu linh hoạt ngay tại cảng hoặc kho hàng của khách hàng – giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và tối ưu quy trình khi đăng ký đánh giá tại OPACONTROL.
Bước 1: Thực hiện đăng ký chứng nhận hợp quy gạch ốp lát tại OPACONTROL. OPACONTROL sẽ tư vấn quy chuẩn, tiêu chuẩn, phương pháp thử nghiệm cho sản phẩm gạch của quý khách.
Bước 2: Thống nhất các điều khoản hợp đồng, kế hoạch đánh giá, thử nghiệm và công bố hợp quy đối với sản phẩm gạch, đảm bảo quá trình thực hiện minh bạch, nhất quán và đúng quy định.
Bước 3: Tiến hành lấy mẫu “gạch” để thử nghiệm theo quy định và quy chuẩn, đồng thời thực hiện các phép thử nghiệm theo các chỉ tiêu kỹ thuật áp dụng được quy định trong QCVN 16:2023/BXD. Việc lấy mẫu, đối với gạch nhập khẩu OPACONTROL sẽ lấy mẫu theo lô, có thể được thực hiện tại kho hoặc tại cảng, tùy theo điều kiện thực tế.
Bước 4: Thẩm xét hồ sơ đánh giá sản phẩm
Bước 5: Cấp giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm gạch phù hợp tiêu chuẩn/quy chuẩn 16:2023/BXD
Bước 6: Tư vấn soạn hồ sơ công bố hợp quy của sản phẩm gạch cho khách hàng (Quý khách có thể xem chi tiết quy trình công bố hợp quy cho gạch ốp lát tại mục 4)
Bước 7: Tư vấn triển khai nộp hồ sơ tại sở xây dựng của các tỉnh hoặc thông qua cổng dịch vụ công
4. Quy trình công bố hợp quy cho gạch ốp lát sau khi thực hiện chứng nhận hợp quy
Sau khi doanh nghiệp đã thực hiện xong bước chứng nhận hợp quy theo QCVN 16:2023/BXD, bước tiếp theo cần thiết và bắt buộc là thủ tục công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. OPACONTROL cung cấp cho quý khách quy trình tham khảo chung, tùy từng trường hợp sẽ cần phải có thêm các loại giấy tờ khác. Quy trình công bố hợp quy gạch ốp lát như sau:
4.1. Quy trình công bố hợp quy trực tiếp tại Sở Xây Dựng
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ công bố hợp quy
Hồ sơ công bố hợp quy gồm:
- Bản công bố hợp quy theo mẫu quy định
- Bản sao Giấy chứng nhận hợp quy còn hiệu lực
- Bản mô tả sản phẩm, ghi rõ loại gạch, quy cách, tiêu chuẩn áp dụng
- Kết quả thử nghiệm mẫu điển hình do phòng thí nghiệm được chỉ định thực hiện
- Kế hoạch kiểm soát chất lượng hoặc quy trình quản lý chất lượng nội bộ (đối với doanh nghiệp sản xuất)
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Các tài liệu liên quan khác nếu có, như chứng nhận ISO, tài liệu nhập khẩu
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Sở Xây dựng
Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa của Sở Xây dựng tỉnh hoặc thành phố nơi đăng ký kinh doanh. Một số địa phương cho phép nộp hồ sơ trực tuyến qua cổng dịch vụ công của Sở. Sau khi tiếp nhận, cán bộ chuyên trách sẽ kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ.
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Trong vòng 5 đến 7 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ, Sở Xây dựng sẽ cấp Văn bản tiếp nhận công bố hợp quy. Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu, doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo bằng văn bản để sửa đổi hoặc bổ sung.
Bước 4: Trách nhiệm của doanh nghiệp sau công bố hợp quy
Sau khi công bố, doanh nghiệp phải duy trì chất lượng sản phẩm đúng theo quy chuẩn đã công bố. Đồng thời, cần ghi nhãn hàng hóa và gắn dấu hợp quy theo quy định. Trong quá trình lưu thông, doanh nghiệp cần cung cấp hồ sơ liên quan khi có cơ quan chức năng kiểm tra và thực hiện đánh giá lại khi chứng nhận hết hiệu lực.
Lưu ý: Việc công bố hợp quy là yêu cầu bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 74 năm 2018 và QCVN 16 năm 2023 của Bộ Xây dựng. Nếu không thực hiện đầy đủ, doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 126 năm 2021.
4.2. Quy trình công bố hợp quy trực tuyến cho gạch ốp lát tại Sở Xây Dựng
Bên cạnh quy trình công bố hợp quy theo hình thức nộp hồ sơ trực tiếp, OPACONTROL còn triển khai phương án công bố hợp quy trực tuyến (online) nhằm giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong việc hoàn thiện thủ tục pháp lý. Dưới đây là chi tiết các bước:
Bước 1: Tiếp nhận và xác minh thông tin khách hàng
OPACONTROL tiếp nhận yêu cầu từ doanh nghiệp qua email hoặc nền tảng trực tuyến. Chuyên viên kỹ thuật sẽ xác định:
- Loại sản phẩm (gạch ốp lát, gạch đất sét nung, gạch bê tông tự chèn).
- Nguồn gốc sản phẩm (sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu).
- Hình thức đánh giá hợp quy đã thực hiện (PT1, PT5 hoặc PT7).
Tiếp theo, OPACONTROL cung cấp danh mục hồ sơ cần thiết và mẫu biểu file mềm theo đúng quy định pháp luật.
Bước 2: Chuẩn bị và số hóa hồ sơ
Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ các tài liệu sau dưới dạng file điện tử (PDF, JPG…) để gửi qua email hoặc hệ thống quản lý hồ sơ của OPACONTROL:
- Giấy chứng nhận hợp quy còn hiệu lực.
- Phiếu kết quả thử nghiệm (bản scan có dấu).
- Bản tự công bố hợp quy (theo mẫu ban hành tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN).
- Bản mô tả sản phẩm.
- Bản sao đăng ký kinh doanh.
- Tài liệu chứng minh hệ thống quản lý chất lượng (nếu có).
Bước 3: Ký số hồ sơ và nộp trực tuyến
Sau khi rà soát và hoàn thiện hồ sơ, OPACONTROL hướng dẫn doanh nghiệp:
- Ký số hồ sơ bằng chữ ký số hợp lệ.
- Nộp hồ sơ online qua Cổng dịch vụ công của Sở Xây dựng nơi sản phẩm sẽ lưu thông hoặc qua hệ thống một cửa điện tử (nếu địa phương áp dụng).
Bước 4: Theo dõi và phản hồi hồ sơ
OPACONTROL đại diện doanh nghiệp theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ:
- Kiểm tra thường xuyên trên hệ thống.
- Xử lý kịp thời các yêu cầu bổ sung hoặc điều chỉnh từ phía Sở Xây dựng.
- Giải trình kỹ thuật (nếu cần) để đảm bảo hồ sơ được chấp nhận sớm nhất.
Bước 5: Xác nhận công bố và lưu hồ sơ
Sau khi hồ sơ được phê duyệt, doanh nghiệp nhận được văn bản tiếp nhận bản công bố hợp quy từ Sở Xây dựng. OPACONTROL bàn giao bản mềm + bản in hồ sơ hoàn chỉnh cho doanh nghiệp và hướng dẫn cách lưu trữ theo quy định tại QCVN 16:2023/BXD.
5. Tại sao cần chứng nhận hợp quy cho gạch ốp lát?
Việc chứng nhận hợp quy cho gạch ốp lát là cực kỳ quan trọng, bởi vì nó đảm bảo sản phẩm:
- Tuân thủ quy chuẩn và yêu cầu kỹ thuật của Quốc gia theo QCVN 16:2023/BXD, giúp giảm thiểu nguy cơ chất lượng kém, dễ hư hỏng hoặc không an toàn khi sử dụng.
- Hợp pháp khi lưu thông trên thị trường – Không có giấy chứng nhận hợp quy sẽ bị xử phạt theo luật xây dựng và hàng hóa vật liệu xây dựng.
- Tăng tính tin cậy và uy tín thương hiệu, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận dự án và người tiêu dùng hơn.
- Tránh rủi ro về trách nhiệm pháp lý và kinh tế, chẳng hạn xử phạt, thu hồi sản phẩm hoặc đình chỉ sản xuất.
6. Tổng quan về tiêu chuẩn áp dụng để chứng nhận hợp quy cho gạch ốp lát
Theo QCVN 16:2023/BXD, gạch gốm ốp lát được chia thành hai nhóm chính dựa trên phương pháp sản xuất và khả năng hút nước:
6.1. Nhóm B – Gạch gốm ốp lát ép bán khô
Gạch trong nhóm này được ép dưới áp suất cao, có lớp men hoặc không có lớp men. Các chỉ tiêu cần kiểm tra bao gồm:
- Độ hút nước (Ev): đo bằng phần trăm khối lượng, với mức chất lượng phân theo bốn mức: Ev ≤ 0,5%, 0,5–3%, 3–6%, 6–10%, hoặc >10%.
- Độ bền uốn: yêu cầu trung bình của mẫu thử giao động từ 35 MPa (nhóm Ev≤0,5%) đến 12 MPa (Ev>10%) theo tiêu chuẩn TCVN 6415-4:2016.
- Độ chịu mài mòn:
– Với gạch không phủ men: dung tích hao hụt vật liệu khi mài không vượt quá 175 mm³ đến 540 mm³.
– Với gạch phủ men: tiêu chí theo cấp mài mòn I–IV.
– Hệ số giãn nở nhiệt (từ nhiệt độ phòng đến 100 °C): giới hạn tối đa 9×10⁻⁶/°C.
- Độ giãn nở ẩm: nếu có khả năng hút ẩm đáng kể, không được vượt quá 0,6 mm/m.
6.2. Nhóm A – Gạch gốm ốp lát đùn dẻo
Sản phẩm được đùn qua khuôn ở dạng dẻo, thường là gạch cotto hoặc đáy nude. Tiêu chí kỹ thuật tương tự nhóm B, song yêu cầu có chút khác biệt để phù hợp đặc tính nguyên liệu và phương pháp sản xuất:
- Ev: tương tự nhóm B, đạt mức chất lượng tối đa như Ev≤0,5% đến >10% tùy loại.
- Độ bền uốn: yêu cầu trung bình từ 28 MPa (Ev≤0,5%) đến 8 MPa (Ev>10%).
- Độ chịu mài mòn (không phủ men): mức hao hụt là 275 mm³ đến 1062 mm³, tùy mức chất lượng.
- Độ chịu mài mòn (có phủ men): kiểm tra theo cấp I–IV.
- Hệ số giãn nở nhiệt dài: giới hạn 10×10⁻⁶/°C.
- Giãn nở ẩm: không vượt quá 0,6 mm/m.
Ghi chú quan trọng về quy cách mẫu:
- Với gạch Gren (kích thước nhỏ <2 cm): thử 12 viên hoặc mặt vỉ ≥0,25 m², kiểm Ev và giãn nở ẩm.
- Với viên kích thước 2–<10 cm: bổ sung thử mài mòn.
- Với viên 10–<20 cm: thêm kiểm tra giãn nở nhiệt, chi tiết vật lý.
- Với viên ≥20 cm: kiểm tra đầy đủ mọi chỉ tiêu trên, mẫu tối thiểu 10 viên hoặc ≥0,5 m².
7. Bộ hồ sơ thực hiện chứng nhận hợp quy gạch
Để đảm bảo chứng nhận hợp quy được nhanh chóng và hợp pháp, doanh nghiệp cần chuẩn bị:
- Giấy chứng nhận hợp quy (bản gốc hoặc sao y chứng thực).
- Báo cáo kết quả thử nghiệm theo tiêu chuẩn kỹ thuật (đã có dấu xác nhận).
- Bản tự công bố hợp quy theo mẫu Thông tư 28/2012/TT-BKHCN.
- Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư.
- Hồ sơ kỹ thuật, mô tả sản phẩm như thành phần, phương pháp sản xuất, mục đích sử dụng.
- Chứng nhận ISO 9001:2015 (nếu áp dụng phương thức đánh giá PT5).
- Các tài liệu phụ trợ khác (như chứng chỉ xuất xứ C/O, chất liệu, giấy phép nhập khẩu).
OPACONTROL cam kết đồng hành cùng quý khách trong suốt quá trình thực hiện chứng nhận hợp quy, nếu cần bổ sung thêm giấy tờ chúng tôi sẽ chủ động liên hệ đến quý khách hàng. Liên hệ 1800 6464 38 để sử dụng dịch vụ ngay hôm nay.
8. Các câu hỏi thường gặp khi chứng nhận hợp quy gạch ốp lát
8.1. Chứng nhận hợp quy gạch ốp lát cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Cần có đầy đủ giấy đăng ký kinh doanh, chứng nhận hợp quy, báo cáo thử nghiệm kỹ thuật, bản tự công bố hợp quy, tài liệu sản phẩm, và nếu áp dụng, ISO 9001:2015.
8.2. Chi phí thực hiện chứng nhận hợp quy gạch ốp lát là bao nhiêu?
Chi phí phụ thuộc vào số lượng mẫu cần thử nghiệm, phương thức đánh giá áp dụng (PT1, PT5, PT7) và các dịch vụ hỗ trợ thêm. Vui lòng liên hệ OPACONTROL qua Hotline 1800 6464 38 để được tư vấn và báo giá cụ thể phù hợp với doanh nghiệp.
8.3. Thời gian thực hiện chứng nhận hợp quy gạch ốp lát là bao lâu?
- Phương thức PT5 (phổ biến ở doanh nghiệp nội địa): thường mất khoảng 4–6 tuần, kể từ khi nộp đầy đủ hồ sơ và mẫu.
- Phương thức PT7: có thể hoàn tất sớm hơn, khoảng 3–4 tuần. Quá trình công bố hợp quy (trực tiếp hoặc trực tuyến) sau khi có chứng nhận kéo dài thêm 7–10 ngày, nếu hồ sơ đầy đủ.
9. Đơn vị chứng nhận hợp quy gạch ốp lát OPACONTROL
Trung Tâm Thử Nghiệm và Kiểm Định Chất Lượng OPACONTROL được Bộ Xây Dựng chỉ định thực hiện việc thử nghiệm/chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hoá vật liệu xây dựng phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hoá vật liệu xây dựng, số hiệu QCVN 16:2023/BXD.
- Trang thiết bị hiện đại: Phòng thử nghiệm với máy móc thiết bị hiện đại, chuyên sâu về vật liệu xây dựng, đảm bảo tính chính xác, trung thực của kết quả thí nghiệm.
- Đội ngũ chuyên nghiệp: Kỹ thuật viên thử nghiệm với trình độ chuyên môn.
- Tận tâm với khách hàng: Hỗ trợ hướng dẫn doanh nghiệp tận tình, đảm bảo dịch vụ chăm sóc tốt nhất, tự tin đứng hàng đầu về chất lượng dịch vụ trên thị trường và kèm theo sự hỗ trợ đầy đủ về các thủ tục pháp lý.
- Tiết kiệm: Thủ tục và chi phí rõ ràng, hợp lý đáp ứng toàn diện mọi yêu cầu của khách hàng, đem đến giá trị thực cho các doanh nghiệp hợp tác.
OPACONTROL ngoài chứng nhận hợp quy gạch xây dựng, gạch ốp lát nói riêng còn cung cấp dịch vụ chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng khác nằm trong QCVN 16:2023/BXD. Quý Doanh Nghiệp có yêu cầu hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline miễn phí 1800.6464.38 hoặc email opa@opacontrol.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.
Theo dõi thêm nội dung của OPACONTROL qua các kênh sau:
- Website: opacontrol.com.vn
- Hotline: 1800.6464.38
- Email: opa@opacontrol.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/opacontrol
- Linkedin: https://www.linkedin.com/in/opacontrol/
Việc chứng nhận và công bố hợp quy gạch ốp lát theo QCVN 16:2023/BXD không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là cam kết về chất lượng, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và giúp doanh nghiệp củng cố vị thế cạnh tranh. Với quy trình chuyên nghiệp, hồ sơ đầy đủ và hỗ trợ tối ưu từ OPACONTROL, doanh nghiệp có thể dễ dàng vượt qua các thủ tục, thúc đẩy lưu thông sản phẩm trên thị trường.
Hãy liên hệ ngay OPACONTROL để được tư vấn chi tiết và thực hiện chứng nhận hợp quy một cách hiệu quả!