Chính sách môi trường trong ISO 14001

 

Ngày nay, khi vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng được xã hội chú ý thì việc xây dựng một hệ thống quản lý nhằm giảm tác động tiêu cực trong hoạt động sản xuất lại là vấn đề mà doanh nghiệp đang quan tâm. Tuy nhiên, khi tiếp cận chính sách môi trường trong ISO 14001, đa số doanh nghiệp đều không biết nhiều về chứng nhận này như thế nào? Vậy có những yêu cầu gì khi xây dựng chính sách môi trường, xin mời Quý Doanh nghiệp hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về điều này.

1. Giới thiệu chung về chính sách môi trường trong ISO 14001

 a. ISO 14001

ISO 14001 là tiêu chuẩn quốc tế nhằm quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý môi trường. Nó đề ra một khuôn khổ mà tổ chức có thể tuân theo, thay vì thiết lập các yêu cầu về hoạt động môi trường.

Là một phần của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 về quản lý môi trường, ISO 14001 là một tiêu chuẩn tự nguyện mà các tổ chức có thể chứng nhận. Tích hợp với nó là các tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác, phổ biến nhất là ISO 9001, có thể hỗ trợ thêm trong việc hoàn thành các mục tiêu của tổ chức.

Mục đích của tiêu chuẩn ISO 14001 đưa ra là cho các tổ chức vào một khuôn khổ để bảo vệ môi trường và ứng phó với các điều kiện môi trường biến đổi cân bằng với các nhu cầu kinh tế - xã hội. Tiêu chuẩn này cũng quy định các yêu cầu cho phép tổ chức đạt được các kết quả dự kiến đặt ra đối với hệ thống quản lý môi trường của mình.

b. Chính sách môi trường trong ISO 14001 là gì?

Chính sách môi trường trong iso 14001

Chính sách môi trường trong iso 14001

Chính sách môi trường trong ISO 14001 được coi là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng trong tiêu chuẩn ISO 14001 - tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường (EMS) dành cho doanh nghiệp và tổ chức.

2. Nội dung của chính sách môi trường trong ISO 14001

a. Phù hợp với bối cảnh của tổ chức/doanh nghiệp

Tuy rằng đây không phải là nội dung thực tế ghi vào chính sách môi trường của tổ chức, nhưng lãnh đạo cao nhất nên nhìn nhận việc này như một yếu tố then chốt để xây dựng được một chính sách môi trường có hiệu lực. 

Bởi mỗi tổ chức/doanh nghiệp đều có loại hình, quy mô, lĩnh vực hoạt động và sản  phẩm/dịch vụ khác nhau nên chính sách môi trường cũng không thể giống nhau được. Vì vậy, người lãnh đạo cao nhất cần phải cân nhắc thiết lập các chính sách sao cho phù hợp với bối cảnh thực tế của tổ chức.

b. Đặt ra mục tiêu và cải tiến liên tục

Để có một môi trường đạt hiệu quả và thành công như mong đợi thì doanh nghiệp cần phải đánh giá và đo lường được. Do đó, tổ chức và doanh nghiệp cần phải thiết lập các mục tiêu môi trường chi tiết cho chính sách đó. 

Các mục tiêu này phải đảm bảo tính nhất quán với chính sách môi trường và phải cho thấy được hiệu quả trong việc giảm thiểu các tác động của doanh nghiệp đối với môi trường. Tránh các trường hợp đặt ra những mục tiêu quá xa vời, phi thực tế, không thể thực hiện và đáp ứng được chính sách môi trường.

c. Bảo vệ và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường

Trong ISO 14001, chính sách môi trường của doanh nghiệp phải thể hiện được những cam kết về bảo vệ môi trường. Cụ thể là các cam kết nhằm ngăn ngừa sự ô nhiễm môi trường. Đặc biệt là các cam kết này cũng cần phải phù hợp với bối cảnh của tổ chức, bao gồm cả các điều kiện môi trường tại địa phương, khu vực nơi doanh nghiệp hoạt động.

Những cam kết môi trường của doanh nghiệp có thể đề cập tới chất lượng nguồn nước, không khí, bảo vệ sự đa dạng hệ sinh thái, bảo tồn thiên nhiên...

Áp dụng chính sách môi trường trong ISO 14001

d. Tuân thủ các yêu cầu, nghĩa vụ về môi trường

Khi thiết lập các chính sách môi trường ISO 14001 cần phải thể hiện sự tuân thủ các cam kết, nghĩa vụ của doanh nghiệp  với các bên liên quan. Có nghĩa, các yêu cầu này có thể đến từ những quy định, luật định của Nhà Nước về môi trường hiện hành, từ khách hàng/đối tác, từ hiệp hội/tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực môi trường.

e. Cải tiến hệ thống quản lý môi trường liên tục

Đặc điểm nổi bật của các hệ thống quản lý, điển hình là hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 là sự cải tiến không ngừng. Chính vì vậy, các chính sách môi trường sẽ không bao giờ cố định và luôn thay đổi, điều chỉnh đảm bảo rằng EMS được duy trì có hiệu lực và đạt hiệu quả đáng mong đợi.

3. Mục tiêu của chính sách môi trường ISO 14001

mục tiêu chính sách

mục tiêu chính sách

Căn cứ vào bối cảnh thực tế của tổ chức/ doanh nghiệp mà chính sách môi trường sẽ được thiết lập với nhiều mục đích khác nhau. Nhưng nhìn chung, các chính sách môi trường trong ISO 14001 đều hướng đến những mục tiêu lớn như:

  • Ngăn ngừa và giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường thông qua việc hạn chế sản xuất chất thải công nghiệp, khuyến khích sử dụng các nguyên vật liệu thân thiện với môi trường, có khả năng tái chế, tái sử dụng nhiều lần.

  • Đánh giá được những tác động ảnh hưởng tới môi trường khi có sự thay đổi về quy trình làm việc hay cập nhập các công nghệ, trang thiết bị mới.

  • Kiểm soát hiệu quả việc sử dụng, bảo quản và xử lý các chất thải.

  • Khuyến khích sự tham gia từ đội ngũ nhân viên trong nội bộ doanh nghiệp thông qua các khóa đào tạo nâng cao nhận thức về các vấn đề môi trường và phương pháp duy trì, cải tiến EMS liên tục.

  • Khuyến khích đội ngũ công nhân viên nắm được cách tối ưu hiệu quả lao động mà vẫn đảm bảo sự bền vững của môi trường trong những công việc sử dụng và bảo toàn năng lượng.

  • Thể hiện cam kết của lãnh đạo, của doanh nghiệp đối với nhân viên nội bộ cùng khách hàng, cộng đồng bên ngoài về trách nhiệm cùng đóng góp của doanh nghiệp đối với việc giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay

4. Các yêu cầu với chính sách môi trường ISO 14001

Chính sách môi trương theo iso 14001

Chính sách môi trương theo iso 14001

Việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 phải được thực hiện theo đúng yêu cầu của tiêu chuẩn. Chính sách môi trường hoàn chỉnh phải đảm bảo:

Phù hợp với mục đích và bối cảnh của tổ chức.

Phải bao quát được bản chất, quy mô cùng những tác động môi trường các từ các hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức

Cung cấp khuôn khổ cho quá trình thiết lập những mục tiêu môi trường;

Có cam kết bảo vệ môi trường, kể cả cam kết với việc ngăn ngừa ô nhiễm và các cam kết cụ thể khác có liên quan tới bối cảnh của tổ chức.

Có cam kết của tổ chức đối với việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ phải tuân thủ;

Có cam kết trong hoạt động cải tiến liên tục đối với hệ thống quản lý môi trường để có thể nâng cao kết quả hoạt động môi trường

Chính sách môi trường trong ISO 14001 cần phải được duy trì dưới hình thức thông tin dạng văn bản

5. So sánh chiến lược môi trường và chính sách môi trường

Dưới đây là bảng so sánh giữa chiến lược môi trường và chính sách môi trường để các doanh nghiệp tránh nhầm lẫn gây ra hiểu nhầm

Tiêu chí

Chiến lược môi trường

Chính sách môi trường

Thành phần 

Là một kế hoạch toàn diện, được thực hiện để hoàn thành các mục tiêu của tổ chức.

Tập hợp các quy tắc, quy định chung giúp tổ chức đưa ra quyết định hợp lý.

Bản chất

Kế hoạch hành động

Nguyên tắc hành động

Đặc điểm

Có thể sửa đổi theo tình huống

Chính sách cần được thống nhất trước khi thực hiện

Sự định hướng

Hành động

Quyết định

Chủ thể xây dựng

Quản lý cấp cao nhất và quản lý cấp trung

Quản lý cao nhất

Hướng tiếp cận

Hướng ngoại

Hướng nội

 

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của OPAControl.vn về chính sách môi trường trong ISO 14001, doanh nghiệp đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Hiểu được thế nào là chính sách môi trường, vai trò cũng như nội dung, yêu cầu của nó để có thể triển khai và áp dụng EMS một cách hiệu quả.

Tham khảo thêm:

Tiêu chuẩn chống thấm bê tông

Chứng nhận hợp chuẩn cửa kim loại

 

CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG OPACONTROL

Website: https://opacontrol.vn/

Email: opa@opacontrol.vn

Facebook: https://www.facebook.com/opacontrol

SĐT: 024.22061628 - 19000206 - 1800.646480

Tin khác

Cát tự nhiên có cần phải chứng nhận hợp quy theo QCVN16:2023/BXD không

Có cần phải chứng nhận hợp quy cát tự nhiên theo Quy chuẩn QCVN 16:2023/BXD...

Bóng đèn huỳnh quang một đầu là gì? Có cần phải chứng nhận hợp quy không

Bóng đèn huỳnh quang một đầu là gì? Yêu cầu kỹ thuật với mức đo thủy ngân...

Kiểm tra mác bê tông | Xác định cường độ chịu nén của bê tông

Mác bê tông không chỉ đơn thuần là con số, mà còn là biểu tượng của sức mạnh...

Tiêu chuẩn chung bê tông cốt thép là gì| Những yêu cầu quyết định chất lượng

Bê tông cốt thép có rất nhiều tiêu chuẩn quy định về chất lượng, trước khi đi...

Khái niệm cao su chịu dầu? Cao su chịu dầu trên thị trường ngày nay

Cao su chịu dầu là sản phẩm được sản xuất từ 1 trong 3 cao su tổng hợp NBR,...

Sử dụng tấm xi măng làm vật liệu lót sàn, tường, vách ngăn

tấm xi măng là loại tấm khổ lớn có kích thước quy định, cấu tạo gồm xi măng...