CÁC PHƯƠNG THỨC ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM HÀNG HÓA HIỆN NAY
Chứng nhận chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ là hoạt động đánh giá và xác nhận chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Đây là loại hình chứng nhận được thực hiện theo qui định của cơ quan quản lý nhà nước và sự thỏa thuận của tổ chức, cá nhân có nhu cầu chứng nhận với tổ chức chứng nhận sự phù hợp. Bài viết dưới đây Opacontrol xin giới thiệu các phương thức đánh giá chứng nhận hàng hóa hiên nay.
I. Giới thiệu phương thức chứng nhận
Việc chứng nhận cho các sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng được thực hiện theo các phương thức sau: phương thức 1, phương thức 2, phương thức 3, phương thức 4, phương thức 5, phương thức 6, phương thức 7 và phương thức 8 được quy định tại thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và thông tư số 02/2017/TT-BKHCN cụ thể như sau:
- Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình;
- Phương thức 2: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá sản xuất thông qua thử nghiệm lấy mẫu trên thị trường;
- Phương thức 3: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường.
- Phương thức 4: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
- Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
- Phương thức 6: Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;
- Phương thức 7: Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa;
- Phương thức 8: Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.
Trong đó phương thức 1, phương thức 5, phương thức 7 được sử dụng phổ biến nhất hiện nay để công bố sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết từng phương thức đánh giá chứng nhận:
Tham khảo:
II. Quy trình đánh giá sản phẩm theo từng phương thức chứng nhận
1. Phương thức 1
Thử nghiệm mẫu điển hình của sản phẩm, hàng hóa để kết luận về sự phù hợp. Hiệu lực của giấy chứng nhận theo phương thức 1 không quá 01 năm và giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu mỗi lần nhập khẩu. Giấy chứng nhận chỉ có giá trị đối với kiểu, loại sản phẩm hàng hóa được lấy mẫu thử nghiệm. Các bước đánh giá quy trình theo phương thức 1 như sau:
Lấy mẫu
- Tiến hành lấy mẫu điển hình cho kiểu, loại sản phẩm, hàng hóa. Mẫu điển hình của sản phẩm, hàng hóa là mẫu đại diện cho một kiểu, loại cụ thể của sản phẩm, hàng hóa được sản xuất theo cùng một thiết kế, trong cùng một điều kiện và sử dụng cùng loại nguyên liệu.
- Số lượng mẫu phải đủ cho việc thử nghiệm và lưu mẫu.
Đánh giá sự phù hợp của mẫu thử
- Mẫu sản phẩm, hàng hóa được thử nghiệm tại phòng thử nghiệm đủ năng lực, có thể bao gồm cả phòng thử nghiệm của nhà sản xuất. Ưu tiên sử dụng phòng thử nghiệm chỉ định.
- Các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa cần thử nghiệm và phương pháp thử nghiệm được quy định trong tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Xử lý kết quả đánh giá sự phù hợp của sản phẩm
- Xem xét các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa qua kết quả thử nghiệm mẫu so với yêu cầu của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Kết luận về sự phù hợp
Kết luận về sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa so với yêu cầu của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Sản phẩm, hàng hóa được xem là phù hợp nếu tất cả các chỉ tiêu thử nghiệm của mẫu thử nghiệm phù hợp với mức quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tưng ứng.
2. Phương thức 5
Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp đánh giá quá trình sản xuất. Hiệu lực của giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 là không quá 03 năm. Phương thức này được áp dụng đối với các loại sản phẩm được sản xuất bởi cơ sở sản xuất trong nước hoặc nước ngoài đã xây dựng và duy trì ổn định hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001. Các bước để thử hiện đánh giá chứng nhận như sau:
Lấy mẫu
- Tiến hành lấy mẫu điển hình cho sản phẩm, hàng hóa. Mẫu Điển hình hàng hóa là mẫu đại diện cho một kiểm, loại cụ thể của sản phẩm, hàng hóa được sản xuất theo cùng một dạng thiết kế, trong cùng một điều kiện và sử dụng loại nguyên vật liệu.
- Số lượng mẫu phải đủ cho việc thử nghiệm và lưu mẫu.
Đánh giá sự phù hợp của mẫu thử nghiệm
- Mẫu sản phẩm, hàng hóa được thử nghiệm đã đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm theo quy định của pháp luật, có thể bao gồm cả phòng thử nghiệm của nhà sản xuất. Ưu tiên sử dụng phòng thử nghiệm được chỉ định và công nhận do cơ quan có thẩm quyền.
- Các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa cần thử nghiệm và phương pháp thử nghiệm được quy định trong tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Đánh giá sự phù hợp của quá trình sản xuất
Việc đánh giá quá trình sản xuất phải xem xét đầy đủ tới các điều kiện kiểm soát của nhà sản xuất liên quan đến việc tạo thành sản phẩm nhằm đảm bảo duy trì ổn định chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Các điều kiện kiểm soát bao gồm:
- Kiểm soát hồ sơ kỹ thuật của sản phẩm ( tài liệu thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm);
- Kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất từ đầu vào, qua các giai đoạn trung gian cho đến khi hình thành sản phẩm bao gồm cả quá trình bao gói, xếp dỡ, lưu kho và vận chuyển sản phẩm.
- Kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu, bán thảnh phẩm và thành phẩm;
- Kiểm soát trang thiết bị công nghệ và trang thiết bị đo lường, kiểm tra, thử nghiệm;
- Kiểm soát trình độ tay nghề của nhân viên và cán bộ kỹ thuật;
- Các nội dung kỹ thuật cần thiết khác nếu có;
Trường hợp nhà sản xuất đã có chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức chứng nhận đã đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận hoặc được thừa nhận đối với lĩnh vực sản xuất sản phẩm, hàng hóa được đánh giá, không cần phải đánh giá quá trình sản xuất. Trong trường hợp khách hàng không duy trì hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng, tổ chức chứng nhận cần tiến hành đánh giá quá trình sản xuất.
Xử lý kết quả đánh giá sự phù hợp
- Xem xét các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa qua kết quả thử nghiệm mẫu so với yêu cầu của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
- Xem xét sự phù hợp của quá trình sản xuất.
Kết luận về sự phù hợp
- Kết luận về sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa so với yêu cầu của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Sản phẩm, hàng hóa được xem là phù hợp nếu đảm bảo đủ 2 điều kiện sau:
- Tất cả các chỉ tiêu của mẫu thử nghiệm phù hợp với mức quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
- Kết quả đánh giá quá trình sản xuất phù hợp với yêu cầu.
Kết luận về sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa sản phẩm có hiệu lực tối đa 03 năm với điều kiện sản phẩm, hàng hóa phải được đánh giá giám sát.
Trong thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận về sự phù hợp, sản phẩm hàng hóa phải được đánh giá, giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc lấy trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Tần suất đánh sản phẩm phải đảm báo không quá 12 tháng/ 1 lần.
3. Phương thức 7
Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm hàng hóa căn cứ kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hóa được lấy theo phương pháp xác suất thống kê cho lô sản phẩm, hàng hóa để ra kết luận về sự phù hợp của lô. Giấy chứng nhận theo phương thức 7 chỉ có giá trị đối với lô sản phẩm, hàng hóa và không cần thực hiện các biện pháp giám sát tiếp theo. Các bước thực hiện chứng nhận sản phẩm theo phương thức 7 như sau:
Lấy mẫu:
- Mẫu thử nghiệm được lấy theo phương pháp xác suất thống kê, đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ lô hàng.
- Số lượng mẫu phải đủ thực hiện hiện cho việc thử nghiệm và lưu mẫu ( cần thiết).
Đánh giá sự phù hợp của mẫu thử nghiệm:
- Mẫu sản phẩm, hàng hóa được thử nghiệm tại phòng thử nghiệm đã đăng kỹ lĩnh vực hoạt động thử nghiệm theo quy định của pháp luật, có thể bao gồm thử nghiệm của nhà sản xuất. Ưu tiên sử dụng phòng thử nghiệm được chỉ định và được công nhận cơ quan có thẩm quyền.
- Các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa cần thử nghiệm và phương pháp thử nghiệm được quy định trong tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Xử lý kết quả đánh giá sự phù hợp:
- Xem xét các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa qua kết quả thử nghiệm mẫu với quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Kết luận về sự phù hợp:
- Lô sản phẩm, hàng hóa được xem là phù hợp với quy định nếu số lượng mẫu thử nghiệm có kết quả phù hợp nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật .
- Lô sản phẩm, hàng hóa được xem là không phù hợp với quy định nếu số lượng mẫu thử nghiệm có kết quả không phù hợp nằm ngoài giới hạn cho phép của tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật .
Kết quả thử nghiệm chỉ có hiệu lực đối với lô hàng được đánh giá.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản nhất về các phương thức chứng nhận sản phẩm mà công ty TNHH Chứng Nhận Và Kiểm Định Chất Lượng Opacontrol cung cấp, để có thể tìm hiểu rõ hơn và được hỗ trợ một cách tốt nhất về thời gian chi phí tối đa hãy liên hệ ngay cho nhân viên OPACONTROL chúng tôi để được tư vấn miễn phí. OPACONTROL rất vui được hợp tác cùng bạn.
CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG OPACONTROL
Website: https://opacontrol.vn/
Email: opa@opacontrol.vn
Facebook:https://www.facebook.com/opacontrol
SĐT: 1800.646480
Tin khác