[NEWS] 3 Tiêu Chuẩn ISO Phổ Biến Hiện Nay
Hiện nay để kinh doanh đạt kết quả tốt và nhận được sự hài lòng từ phía khách hàng và sự cạnh tranh với đối thủ cùng ngành thì các tổ chức/doanh nghiệp nên áp dụng và tuân thủ theo những quy trình mà các tiêu chuẩn ISO của ngành nghề đó đã đề ra. Đồng thời giúp cho sản phẩm của tổ chức/doanh nghiệp vươn xa hơn ra thị trường thế giới.
Các tiêu chuẩn ISO hiện hành
ISO là gì?
ISO là cơ quan thiết lập tiêu chuẩn quốc tế, đưa ra các tiêu chuẩn thương mại và công nghiệp trên phạm vi toàn thế giới.
Tiêu chuẩn ISO như giấy thị thực để dễ dàng đi vào những thị trường khó tính trên thế giới và tạo niềm tin với đối tác và khách hàng, cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh cùng ngành.
Các tiêu chuẩn ISO giúp doanh nghiệp tránh được hoặc hạn chế những sai sót về chất lượng sản phẩm – dịch vụ, tránh lãng phí sửa chữa hàng hóa bị lỗi trước khi sản phẩm đó được đưa ra thị trường.
Tất cả các tiêu chuẩn ISO đều mang tính tự nguyện nhưng hàng hoá của tổ chức/doanh nghiệp muốn được vào thị trường khó tính bắt buộc phải có chứng nhận ISO.
Các tiêu chuẩn ISO thường áp dụng tại các tổ chức/doanh nghiệp:
Tiêu chuẩn ISO 9000 (gồm ISO 9000, ISO 9001, ISO 9004 …) – Hệ thống quản lý chất lượng,
Tiêu chuẩn ISO 14000 (gồm ISO 14001, ISO 14004…) – Hệ thống quản lý môi trường,
Tiêu chuẩn ISO 22000 (gồm ISO 22000, ISO 22002, ISO 22003…) – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
Tiêu chuẩn iso 22000
Phạm vi áp dụng:
Được áp dụng cho các tổ chức/doanh nghiệp, không giới hạn loại hình sản phẩm – dịch vụ, quy mô hay phạm vi địa lý.
Quy trình đánh giá chứng nhận của các tiêu chuẩn ISO:
-
Bước 1: Tiến hành cuộc đánh giá
-
Sắp xếp lịch với chuyên gia đánh giá
-
Xác định phạm vi áp dụng và chuẩn mực đánh giá
-
Bước 2: Xem xét hồ sơ, tài liệu
-
Xem các quy trình làm việc của các phòng ban từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đến tay người tiêu dùng
-
Các tài liệu liên quan
-
Bước 3: Chuẩn bị cho hoạt động đánh giá tại hiện trường
-
Lập kế hoạch đánh giá
-
Phân công chuyên gia đánh giá
-
Chuẩn bị các tài liệu làm việc tại hiện trường
-
Bước 4: Đánh giá tại hiện trường
-
Họp khai mạc
-
Thực hiện đánh giá
-
Họp kết thúc đánh giá
-
Bước 5: Hoàn thiện và gửi báo cáo đánh giá
-
Bước 6: Thẩm định báo cáo đánh giá
-
Thẩm định kỹ thuật báo cáo đánh giá
-
Cấp chứng nhận
-
Hoàn thành cuộc đánh giá.
Quy trình đánh giá chứng nhận
*Nếu đánh giá có những điểm chưa phù hợp thì tổ chức/doanh nghiệp cần khắc phục nếu đạt sẽ cấp chứng nhận
Hiệu lực giấy chứng nhận các tiêu chuẩn ISO:
Theo quy định của tổ chức chứng nhận quốc tế thì giấy chứng nhận cho các tiêu chuẩn ISO có hiệu lực trong vòng 03 năm kể từ ngày cấp.
Đánh giá giám sát hàng năm 01 lần/năm, việc đánh giá giám sát nhằm kiểm tra hệ thống quản lý của tổ chức/doanh nghiệp tiếp tục được vận hành tốt hay không, các vấn đề xảy ra…Bên cạnh đó chuyên gia cũng đưa ra những khuyến nghị giúp tổ chức/doanh nghiệp cải tiến hơn.
Sau 03 năm tiến hàng tái đánh giá chứng nhận. Các thủ tục chứng nhận được chuẩn bị và thực hiện như đánh giá chứng nhận lần đầu.
Lợi ích mang lại khi áp dụng các tiêu chuẩn ISO:
Góp phần tăng khả năng cải tiến chất lượng sản phẩm – dịch vụ
Hạn chế những rủi ro trong sản xuất
Tạo nên thương hiệu doanh nghiệp, xây dựng niềm tin với khách hàng và đối tác
Mang lại sự hài lòng và nhu cầu của khách hàng
Cải thiện hiệu quả kinh doanh
Công việc được phân công rõ ràng cho các nhân viên, không bị chồng chéo
Sản phẩm đạt chất lượng đồng đều
Sản phẩm có chất lượng ổn định
Giúp sản phẩm được vươn ra thị trường quốc tế
Đơn vị chứng nhận các tiêu chuẩn ISO:
Nếu bạn là các tổ chức/doanh nghiệp có nhu cầu đánh giá và cấp giấy chứng nhận các tiêu chuẩn ISO vui lòng liên hệ các thông tin sau để được tư vấn và hỗ trợ.
Dịch vụ:
CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG OPACONTROL
Website: https://opacontrol.vn/
Email: opa@opacontrol.vn
Facebook: https://www.facebook.com/opacontrol
SĐT: 024.22061628 - 19000206 - 1800.646480
Tin khác